Đau răng khi nhai thức ăn phải làm thế nào, cần lưu ý những gì?

Đau răng khi nhai thức ăn là vấn đề mà rất nhiều người gặp phải kể cả trẻ em lẫn người lớn. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây nguy hại cho sức khỏe răng miệng. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về nguyên nhân cũng như các giải pháp điều trị tối ưu nhất. 

Nguyên nhân đau răng khi nhai thức ăn

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới đau răng khi nhai thức ăn. Hiện tượng này có thể chỉ là một cơn đau thoáng qua khi bạn nhai hoặc cũng có thể kéo dài trong vài giờ vài ngày. Nghiêm trọng nhất vẫn là các cơn đau liên quan đến tủy răng, chúng thường sẽ gây cảm giác đau nhức dữ dội khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu và đau đớn. Nhìn chung, nguyên nhân của hiện tượng đau răng khi nhai thức ăn có thể kể đến như sau:

Sâu răng, viêm tủy

Sâu răng là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng răng bị đau nhức. Khi răng bị sâu lâu ngày không được chữa trị sẽ dẫn đến tình trạng viêm tủy. Đây là bệnh lý răng miệng phổ biến, từ trẻ em cho tới người lớn đều sẽ có nguy cơ mắc phải.

Sâu răng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau răng khi nhai thức ăn
Sâu răng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau răng khi nhai thức ăn

Ở giai đoạn đầu, sâu răng chỉ là các đốm nhỏ có màu đen hoặc xám trên bề mặt răng hình thành do vi khuẩn tích tụ, tấn công cấu trúc răng. Chúng thường sẽ nằm ở phần cổ răng hoặc hố rãnh trên mặt nhai, vì lớp men răng ở đây thường mỏng hơn những nơi khác.

Nếu như không được điều trị dứt điểm, vi khuẩn sẽ tấn công sâu hơn vào lớp ngà răng và tủy răng. Lúc này bệnh nhân sẽ cảm thấy ê buốt, đau nhức dữ dội khi ăn nhai đặc biệt là khi sử dụng các loại thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng. 

Bệnh về nướu

Viêm nướu là bệnh lý phổ biến nhất gây ra tình trạng răng bị đau nhức khi ăn nhai. Dấu hiệu của viêm nướu dễ nhận biết nhất là vùng nướu sưng phồng, có màu đỏ thẫm dễ chảy máu khi gặp phải kích thích từ bên ngoài như chải răng hoặc ăn uống. Trong một số trường hợp, viêm nướu có thể sẽ tiến triển thành viêm nha chu, hình thành các ổ mủ ở quanh răng.

Các bệnh về nướu cũng là một nguyên nhân khiến răng bị đau nhức
Các bệnh về nướu cũng là một nguyên nhân khiến răng bị đau nhức

Viêm nướu và viêm nha chu nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như tụt nướu răng, tiêu ổ xương răng, thậm chí là làm cho răng bị lung lay và mất răng. 

Các bệnh về nướu có thể là nguyên nhân gián tiếp hoặc trực tiếp gây nên tình trạng đau nhức. Bởi khi nướu bị bệnh thì sẽ trở nên nhạy cảm hơn bình thường, dễ dẫn đến tình trạng đau nhức ê buốt đặc biệt là khi ăn uống. Cùng với đó, các chứng bệnh về nướu cũng ảnh hưởng tiêu cực đến răng, làm cho chân răng bị lộ ra tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây sâu răng, viêm tủy. 

Mòn răng quá mức

Mặc dù có kết cấu vô cùng vững chắc, răng của chúng ta vẫn sẽ bị mòn đi theo thời gian tác động từ việc ăn nhai và do tuổi tác. Tuy nhiên, hiện tượng này thông thường sẽ không ảnh hưởng quá nhiều.

Tham khảo:

Răng bị mài mòn cũng dẫn đến đau răng khi nhai thức ăn
Răng bị mài mòn cũng dẫn đến đau răng khi nhai thức ăn

Mặc dù vậy, trong một số trường hợp răng bị mài mòn nhanh hơn so với bình thường do một số nguyên nhân như đánh răng với lực mạnh, theo chiều ngang, nghiến răng khi ngủ hoặc ăn quá nhiều đồ ăn có tính axit. Những thói quen này đều dẫn tới việc răng bị mài mòn nhanh hơn. Một khi lớp men răng đã bị mài mòn thì răng cũng sẽ trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị ê buốt, đau nhức khi nhai, cắn. 

Chấn thương răng

Khi gặp phải tai nạn hoặc chấn thương, răng bị nứt vỡ hoặc mẻ dẫn đến tủy răng bị lộ ra ngoài cũng là một nguyên nhân khiến bạn cảm thấy ê buốt, đau nhức khi ăn uống. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, vi khuẩn sẽ nhân cơ hội để tấn công vào ngà răng gây ra sâu răng, viêm tủy.

Thêm vào đó, răng bị chấn thương không thể tự khôi phục lại tình trạng ban đầu, do vậy, nếu gặp phải tình trạng này bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để thăm khám và thực hiện các biện pháp để bảo toàn răng. Thông thường các biện pháp sẽ được bác sĩ nha khoa chỉ định thực hiện là trám răng hoặc bọc răng sứ.

Cách khắc phục đau răng khi nhai thức ăn hiệu quả

Để có thể giảm đau và khắc phục tận gốc tình trạng đau răng khi nhai thức ăn, bạn có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp sau đây:

Giảm đau răng khi nhai thức ăn với mẹo dân gian 

Những nguyên liệu có sẵn trong bếp hoặc các thảo dược tự nhiên lại là phương thuốc hữu hiệu thường được sử dụng để giảm các cơn đau buốt răng khi nhai thức ăn. Dưới đây là một số mẹo và cách chữa đau răng mà các bạn có thể tham khảo áp dụng.

Sử dụng tỏi

Trong tỏi có chứa các thành phần kháng viêm rất tốt, giúp diệt khuẩn, giảm bớt cơn đau răng và ê nhức răng. Tỏi cũng là nguyên liệu có sẵn trong mọi căn bếp nên cũng rất dễ kiếm, cách sử dụng vô cùng đơn giản như sau: 

Lấy một hoặc hai tép tỏi đập dập, có thể bỏ thêm một chút muối rồi đắp vào cùng bị răng bị đau. Nên thực hiện nhiều lần trong một ngày nếu như tình trạng đau nhức răng miệng kéo dài. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý rằng, tỏi có mùi hôi đặc trưng vì vậy nếu như cần đi ra ngoài giao tiếp thì sau khi thực hiện nên đánh răng thật sạch.

Tỏi giúp giảm đau răng hiệu quả
Tỏi giúp giảm đau răng hiệu quả

Sử dụng hành tây

Cũng giống như tỏi, trong hành tây có chứa nhiều hoạt chất có tính kháng viêm mạnh mẽ, giúp loại bỏ vi khuẩn bên trong khoang miệng một cách hiệu quả. Đồng thời giảm sưng đau, hạn chế tình trạng nướu bị chảy máu. Đặc biệt, trong củ hành tây còn có chứa hợp chất của lưu huỳnh khi tiếp xúc với nước bọt sẽ tạo ra axit sunfuric tự nhiên có tác dụng gây tê và giảm đau hiệu quả. 

Cách sử dụng hành tây để giảm đau nhức răng khi ăn nhai cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần dùng lát hành tây tươi, nhai trực tiếp cho đến khi hết mùi nồng hoặc cho đến khi răng đã đỡ đau thì dừng lại. 

Sử dụng lá bạc hà

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lá bạc hà và dầu bạc hà có công dụng giảm đau răng rất hiệu quả. Cách làm rất đơn giản, đầu tiên, bạn rửa sạch khoảng 5 – 10 lá bạc hà rồi giã nhuyễn, chắt lấy nước cốt. Bạn dùng nước cốt lá bạc hà để chấm lên khu vực bị đau, sau khoảng 10 phút thì súc miệng lại với nước ấm.

Hình ảnh lá bạc hà
Hình ảnh lá bạc hà

Điều trị tại cơ sở nha khoa

Khi đến các cơ sở nha khoa, trước tiên bác sĩ sẽ tiến hành khám để tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau răng của bạn. Sau đó, tùy vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra các phương án khắc phục phù hợp, cụ thể: 

Trường hợp đau răng do sâu răng

Với các trường hợp đau răng do sâu răng ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành hàn trám răng ở khu vực bị sâu. Nếu như sâu răng đã ăn vào bên trong tủy thì sẽ cần phải tiến hành điều trị tủy. Quá trình này bao gồm các bức loại bỏ hoàn toàn tủy răng bị viêm, cả mạch máu và các dây thần kinh. Sau đó là tiến hành vệ sinh sạch sẽ khu vực bên trong răng và cuối cùng là hàn trám lại răng.

Trị đau răng do áp xe răng

Răng bị áp xe do phần nướu đã bị nhiễm trùng ở mức độ khá nghiêm trọng. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ túi mủ, đồng thời cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công quay trở lại. Nếu như khu vực nhiễm trùng đã lan rộng thì sẽ cần phải kết hợp thêm các phương pháp khác để ngăn ngừa lây lan.

Hình ảnh bác sĩ đang tiến hành điều trị cho bệnh nhân bị đau răng
Hình ảnh bác sĩ đang tiến hành điều trị cho bệnh nhân bị đau răng

Trị đau răng do nứt răng, gãy răng

Răng đã bị nứt vỡ thì sẽ không thể nào khôi phục lại như ban đầu. Nếu như răng bị nứt vỡ gây ra đau nhức thì sẽ cần phải tiến hành các biện pháp như bọc răng sứ hoặc hàn trám lại. Đây là giải pháp tốt nhất để có thể bảo tồn được răng đồng thời khôi phục lại chức năng ăn nhai. Bạn sẽ không còn cảm thấy ê buốt, đau nhức mỗi khi nhai hoặc cắn thức ăn nữa. 

Cách phòng ngừa đau răng khi nhai thức ăn

Để có thể phòng ngừa hiện tượng đau nhức răng khi nhai thức ăn, bạn cần chăm sóc vệ sinh răng miệng thật đều đặn, đặc biệt cần lưu ý: 

  • Đánh răng hai lần mỗi ngày sử dụng các loại kem đánh răng có chứa thành phần fluor để giúp cho răng chắc khỏe hơn, hạn chế tình trạng răng bị mài mòn. 
  • Kết hợp sử dụng thêm nước súc miệng chuyên dụng và chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa ra khỏi kẽ răng, hỗ trợ cho việc làm sạch răng, ngăn không cho vi khuẩn tấn công.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ canxi, chất đạm, vitamin để giúp răng chắc khỏe. Hạn chế tối đa rượu bia, đồ ngọt, nước có ga, chất kích thích, đồ uống có cồn, đây đều là những thực phẩm có hại cho răng của bạn. 
  • Đến nha sĩ để thăm khám định kỳ ít nhất mỗi năm 2 lần để kiểm tra sức  khỏe răng miệng tổng quát và lấy cao răng. 

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục đau răng khi nhai thức ăn hiệu quả nhất. Tuy nhiên, để xác định được chính xác tình trạng răng miệng của mình, bạn nên đến cơ sở nha khoa để được bác sĩ khám và tư vấn phương pháp điều trị tối ưu nhất.

Đọc thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chữa đau răng bằng lá bàng là phương pháp được nhiều người sử dụng
Chữa đau răng bằng lá bàng như thế nào hiệu quả? Cần lưu ý gì?

Chữa đau răng bằng lá bàng đã được áp dụng từ rất lâu và cho đến ngày nay phương pháp này vẫn rất phổ biến....

Hiện tượng ê buốt răng ở bà bầu có nguy hiểm không?
Ê Buốt Răng Khi Mang Thai Do Đâu? Cần Xử Lý Thế Nào?

Ê buốt răng khi mang thai là hiện tượng diễn ra thường xuyên khiến mẹ bầu lo lắng không biết có phải là bệnh lý...

Top các bài thuốc chữa đau răng hiệu quả
Top 11 bài thuốc chữa đau răng tại nhà cho hiệu quả tức thì

Đau nhức răng miệng không chỉ mang đến cảm giác phiền toái, khó chịu mà còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý răng miệng...

Chữa đau răng bằng tỏi từ lâu đã được nhiều người áp dụng
Top 5 cách chữa đau răng bằng tỏi đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà

Chữa đau răng bằng tỏi là một trong những mẹo dân gian được nhiều người áp dụng vì nó đơn giản, hiệu quả. Trong tỏi...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Messenger zalo