Thực Hư Hiệu Quả Của Cách Chữa Nhiệt Miệng Bằng Cà Tím
Chữa nhiệt miệng bằng cà tím đang là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng nhất hiện nay. Bởi cách làm này vừa dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí mà hiệu quả mang lại rất khả quan. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn đọc có thể theo dõi bài viết dưới đây.
Chữa nhiệt miệng bằng cà tím có hiệu quả không?
Nhiệt miệng là loại bệnh tự miễn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh chính xác. Với những vết loét và viêm đỏ trong miệng, bệnh gây khó chịu kéo dài khiến bệnh nhân mệt mỏi. Đặc biệt, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn khi chỉ cần ăn một chút đồ mặn hay cay nóng. Đáng nói, đây cũng có thể là dấu báo trước cho một số căn bệnh như viêm loét dạ dày, viêm ruột hay tay chân miệng,…
Nhiều người bị nhiệt miệng bởi nóng trong, ăn đồ cay nóng không khoa học hay vệ sinh khoang miệng không đúng cách. Việc sử dụng cà tím chữa nhiệt miệng tại nhà đang được rất nhiều người truyền tai nhau bởi hiệu quả nhanh chóng mà nó mang lại.
Trên thực tế, cà tím là nông sản chứa nhiều vitamin, ít calo và được người Việt sử dụng nhiều làm nguyên liệu nấu nướng. Cà tím thường được dùng trong Đông y để đẩy lùi nhiệt miệng, hỗ trợ chữa các bệnh giảm huyết áp, viêm phế quản hay làm cho răng chắc khỏe. Bởi nó có tính cực hàn, thanh can, giúp giáng hỏa, nhập tràng, thanh nhiệt, giải độc.
Hơn nữa, cà tím có thể nâng cao đề kháng, ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát vì chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin B6 và kali,… Ngoài ra, loại quả này còn chứa nhiều chất xơ không hòa tan và Polyphenol, nếu thường xuyên sử dụng sẽ giảm các nguy cơ mắc bệnh tim và kiểm soát lượng đường trong máu.
Cách thực hiện chữa nhiệt miệng bằng cà tím
Cà tím được biết đến với nhiều cái tên như cà dái dê, cà tím dài,… được sử dụng để chữa nhiệt vì hiệu quả nhanh mà tiết kiệm chi phí. Chính vì thế, để giảm các triệu chứng nhiệt miệng an toàn và hiệu quả, người bệnh cần áp dụng theo cách làm dưới đây.
Chuẩn bị:
- Để có hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần chuẩn bị 2 quả cà tím chín vừa, không bị già hoặc non quá.
- Cà tím cắt bỏ phần cuống, để nguyên vỏ rồi rửa sạch, sau đó ngâm với nước muối loãng trong 10 phút để loại bỏ hoàn toàn hóa chất và vi khuẩn.
- Tiếp đó, chờ cà ráo nước thì thái thành các lát mỏng.
- Đem cà tím đã cắt đun sôi với nước trong khoảng 10 phút.
- Chờ nước nguội bớt thì lọc lấy nước sử dụng.
Hướng dẫn sử dụng:
- Chữa nhiệt miệng bằng cà tím ở mức độ nhẹ: Trường hợp nhiệt mới xuất hiện, người bệnh chỉ cần sử dụng nước này 1 lần. Sử dụng khi nước cà tím còn ấm, chỉ cần dùng khoảng 1 bát, các vết nhiệt sẽ được đẩy lùi.
- Chữa nhiệt miệng bằng cà tím ở dạng nặng, lở loét: Khi vết nhiệt đã lan rộng và gây sưng tấy lở loét, người bệnh cần tăng liều lượng sử dụng để mang lại hiệu quả cao. Cần uống ít nhất 3 ngày, mỗi ngày uống 1 bát để tình trạng nhiệt miệng được cải thiện nhanh chóng.
- Chữa nhiệt miệng bằng cà tím kết hợp mật ong: Khi uống nước cà tím vào ban ngày thì buổi tối có thể ngậm thêm khoảng 1 thìa mật ong rồi súc miệng lại thật sạch bằng nước lọc. Khi kết hợp sử dụng cà tím và mật ong trong ngày sẽ giúp người bệnh thông kinh lạc, trị nấm, giảm đau nhanh chóng.
Có một điều cần lưu ý khi chữa nhiệt miệng bằng cà tím là không gọt vỏ, bởi phần này chữa lượng lớn vitamin giúp thanh nhiệt, giải độc tốt. Ngoài uống nước cà tím, chế biến nguyên liệu này thành các món ăn cũng có tác dụng tích cực trong việc đẩy lùi nhiệt miệng.
Tìm hiểu: Top 3 Cách Sử Dụng Rau Má Chữa Nhiệt Miệng Đơn Giản Tại Nhà
Những lưu ý quan trọng giúp phòng ngừa nhiệt miệng tái phát
Nhiệt miệng sẽ không còn là nỗi lo sợ nếu bạn áp dụng các biện pháp phòng bệnh đúng cách, cụ thể:
- Chế độ sinh hoạt khoa học: Bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để thanh lọc và giải độc cơ thể. Đồng thời tích cực ăn nhiều loại rau quả có tính thanh mát như cam, bưởi, thanh long, quýt,… nhằm cung cấp đầy đủ hàm lượng vitamin cho cơ thể, giảm tình trạng nhiệt miệng.
- Chăm sóc răng miệng đúng cách: Việc này vô cùng quan trọng khi giúp khoang miệng ngăn ngừa vi khuẩn, virus xâm nhập và tấn công cơ thể. Cần đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, kết hợp sử dụng nước súc miệng chuyên dụng và chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám, vụn thức ăn thừa mắc ở kẽ răng. Bên cạnh đó, sử dụng thêm nước muối sinh lý cũng sẽ hỗ trợ việc tiêu diệt vi khuẩn gây hại ở khoang miệng.
- Tăng cường sức đề kháng tự nhiên: Sức đề kháng bảo vệ cơ thể trước một số bệnh như nhiệt miệng, cúm mùa,…. Để cải thiện hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng, bạn cần ngủ đủ giấc, tập thể dục điều độ, kiếm soát căng thẳng và ăn nhiều chất xơ, chất béo lành mạnh.
- Thăm khám định kỳ: Thăm khám nha khoa và lấy cao răng định kỳ sẽ ngăn ngừa tình trạng vôi răng, nguyên nhân chính gây ra nhiệt. Ngoài ra, nếu nhiệt miệng tái phát nhiều lần và kéo dài hơn 2 tuần không thuyên giảm, bạn cũng cần tới cơ sở chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và sớm có giải pháp khắc phục như sử dụng thuốc tây trị nhiệt miệng.
Như vậy bài viết trên đã chia sẽ chi tiết về cách chữa nhiệt miệng bằng cà tím cùng một số biện pháp phòng bệnh. Hi vọng với những thông tin chúng tôi cũng cấp có thể giúp ích cho độc giả trong việc phòng và chữa nhiệt miệng an toàn và hiệu quả.
Click tại đây: Khám Phá 3 Cách Sử Dụng Rau Ngót Chữa Nhiệt Miệng An Toàn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!