Top 5+ Cách Trị Hôi Miệng Bằng Nước Muối Ngay Tại Nhà
Bên cạnh việc là một loại gia vị thông dụng, muối còn có rất nhiều lợi ích không ngờ tới, trong đó có việc chăm sóc và bảo vệ răng miệng. Đặc biệt, nước muối có tính sát khuẩn, khử trùng cao, giúp loại bỏ mảng bám trên răng và đồng thời cải thiện bệnh lý hôi miệng, mang lại hơi thở thơm mát, tự nhiên. Tham khảo ngay 5 cách trị hôi miệng bằng nước muối vô cùng hiệu quả ngay tại nhà qua bài viết dưới đây.
Có nên trị hôi miệng bằng nước muối không?
Hôi miệng là bệnh lý thường gặp ở những người thường mắc các bệnh như: Viêm nướu, sâu răng, chảy máu chân răng hay trào ngược, viêm loét dạ dày. Mặc dù được đánh giá là không gây nguy hiểm tới sức khỏe nhưng hôi miệng vẫn ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, nhất là trong việc giao tiếp, chuyện trò.
Một trong những phương pháp dân gian hữu hiệu nhất đó là áp dụng cách trị hôi miệng bằng nước muối. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn đang lo lắng liệu sử dụng nước muối trị hôi miệng có đảm bảo hiệu quả hay không? Sau đây là một vài ưu điểm của nước muối:
- Thứ nhất: Nước muối có khả năng khử trùng, loại bỏ thức ăn thừa trong khoang miệng, nhờ đó hạn chế tối đa các loại vi khuẩn gây hại tạo nên mảng bám gây hôi miệng.
- Thứ hai: Muối là hợp chất có tính sát khuẩn cao, khi được pha loãng theo nồng độ nhất định sẽ trở thành dung dịch sát khuẩn hiệu quả, giúp loại bỏ được các vi khuẩn gây hôi miệng.
- Thứ ba: Nước muối gồm có các phân tử ion kiềm giúp sát khuẩn sâu, giảm đau, tiêu sưng, cân bằng lại độ pH và cải thiện tình trạng răng miệng nói chung.
- Thứ tư: Nước muối còn có khả năng ức chế nhiễm trùng, giúp phục hồi niêm mạc bị lở loét hay sưng, viêm.
Chính vì vậy, nước muối luôn là một biện pháp an toàn mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà nhằm hỗ trợ cải thiện tình trạng hôi miệng.
Khám phá: Hôi miệng hở van dạ dày: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị ít ai biết
5 cách trị hôi miệng bằng nước muối ngay tại nhà
Muối vốn dĩ đã là hợp chất có tính sát khuẩn cao, khi kết hợp với một số những nguyên liệu, dung dịch khác còn có thể làm tăng hiệu quả điều trị. Sau đây là 5 cách kết hợp với muối để trị hôi miệng an toàn và hiệu quả.
Súc miệng bằng nước muối
Đây là phương pháp đơn giản và quen thuộc với nhiều người từ trước tới nay. Nước muối có thể len lỏi vào các kẽ hở, giúp loại bỏ mảng bám trên răng, hạn chế tối đa sự hình thành của các loại vi khuẩn và đẩy lùi tình trạng hôi miệng.
Bên cạnh đó, việc súc miệng bằng nước muối còn có thể cải thiện các vấn đề về răng miệng khác như: Viêm lợi, sâu răng, chảy máu chân răng và ngăn ngừa bệnh đau họng.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cho khoảng 1 thìa cafe muối vào 250ml nước lọc hoặc nước ấm, khuấy đều cho đến khi muối tan hoàn toàn trong nước.
- Bước 2: Sử dụng hỗn hợp vừa pha súc miệng liên tục trong khoảng 30 – 60s và nhổ ra.
- Bước 3: Súc miệng lại với nước sạch để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn cũng như lượng nước muối còn sót lại.
Lưu ý:
- Nên thực hiện việc súc miệng bằng nước muối loãng đều đặn 2-3 lần/ngày.
- Trước khi súc miệng cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Trong trường hợp răng bị sưng, viêm hay chảy máu thì có thể ngậm nước muối từ 2-3 phút để có thể làm dịu niêm mạc miệng.
- Cần chú ý đến độ ấm và độ mặn của dung dịch. Nước muối quá loãng sẽ không đem lại hiệu quả điều trị cao. Ngược lại nước muối có độ mặn quá cao sẽ gây ê buốt răng và tổn thương khoang miệng.
Sử dụng nước muối và cồn
Cồn vốn dĩ là dung dung dịch được dùng trong sát khuẩn vết thương, do vậy, hiệu quả trong việc tiêu diệt các loại vi khuẩn là không thể phủ nhận. Việc kết hợp muối với cồn sẽ đem đến hiệu quả điều trị hôi miệng rất tốt.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 chiếc khăn sạch sau đó đổ một lượng cồn đủ làm ướt một phần của khăn.
- Bước 2: Dùng phần khăn đã thấm cồn lau sạch toàn bộ bề mặt răng và các kẽ răng.
- Bước 3: Dùng dung dịch nước muối pha loãng súc miệng lại một lần nữa trong khoảng 20-30s.
Lưu ý:
- Chỉ sử dụng cồn y tế từ 50 – 70 độ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Tuyệt đối không ngậm hay nuốt cồn bởi đây là một hóa chất có thể gây nguy hiểm.
Trị hôi miệng bằng nước muối kết hợp với lá ngò gai
Lá ngò gai có vị the, tính ấm với công dục trục hàn tà, mạnh tỳ vị, khử thấp nhiệt, thanh uế và giải khí trướng. Khi kết hợp với muối mang lại hiệu quả điều trị hôi miệng vô cùng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Dùng 1 nắm ngò gai sắc lấy nước đặc.
- Bước 2: Cho vào vài hạt muối và khuấy đều cho đến khi muối tan hoàn toàn.
- Bước 3: Dùng hỗn hợp này để làm nước súc miệng, khò họng.
Nên sử dụng từ 2-3 lần/ngày để mang lại hiệu quả cao.
Kết hợp nước muối và chanh
Tương tự như muối, chanh cũng là một nguyên liệu vô cùng quen thuộc với mỗi gia đình. Trong chanh có chứa các axit với khả năng sát khuẩn cao. Bên cạnh đó, tinh dầu tự nhiên ở chanh còn mang lại cho người dùng cảm giác dễ chịu, thanh mát tự nhiên.
Muối và chanh được xem là công thức trị hôi miệng hoàn hảo ngay tại nhà. Đồng thời, đây còn là hỗn hợp giúp giảm sưng, ngăn ngừa sâu răng và chảy máu chân răng.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Dùng 1 quả chanh vắt lấy nước cốt sau đó hòa lẫn với khoảng 300-350ml nước lọc ấm.
- Bước 2: Cho 1 thìa cafe muối vào hỗn hợp nước chanh và khuấy đều cho đến khi muối tan hết.
- Bước 3: Sử dụng hỗn hợp chanh muối để súc miệng hoặc ngậm trong miệng từ 5-7 phút.
Lưu ý:
- Không sử dụng quá nhiều muối hoặc chanh bởi có thể gây tổn thương đến khoang miệng. Nếu lỡ cho quá nhiều chanh và muối thì có thể thêm một lượng nước ấm và đủ để trung hòa dung dịch.
- Việc chữa hôi miệng bằng chanh và muối cần một khoảng thời gian tương đối dài, do vậy yêu cầu sự kiên trì ở người bệnh.
Dùng baking soda và nước muối để chữa hôi miệng
Baking soda được sử dụng phổ biến trong việc chăm sóc và bảo vệ răng miệng. Ngoài tác dụng làm trắng răng, baking soda còn có khả năng làm sạch sâu các mảng bám tại chân răng và cả kẽ răng. Khi kết hợp cùng với muối biển sẽ mang lại công thức tuyệt vời trong việc điều trị hôi miệng.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 thìa cafe muối, 1 thìa cafe baking soda và khoảng 350ml nước ấm.
- Bước 2: Cho hỗn hợp vào khuấy đều cho đến khi cả muối và baking soda đều tan hoàn toàn trong nước.
- Bước 3: Súc miệng hoặc ngậm trong khoảng từ 10 – 15 phút sau đó súc miệng lại nhiều lần với nước sạch.
Lưu ý: Không súc miệng hoặc ngậm dung dịch quá 30 phút, đồng thời cần phải súc miệng thật sạch lại với nước để loại bỏ hoàn toàn baking soda, cũng như muối còn bám lại trên răng.
Một số lưu ý trong quá trình trị hôi miệng bằng muối
Đặc trưng của muối là có vị mặn và có thể gây ra những tổn thương trong khoang miệng, nhất là với những người đang gặp phải tình trạng nhiệt miệng, viêm loét niêm mạc miệng. Do vậy, trong quá trình điều trị hôi miệng bằng muối nói chung và các hỗn hợp với muối nói riêng cần lưu ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất: Không sử dụng quá nhiều muối trong một lần súc miệng. Chỉ nên pha muối với nước cũng như các hợp chất khác theo một tỉ lệ nhất định. Bên cạnh đó cần chú ý đến độ ấm của nước. Nước ấm sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn rất nhiều so với nước lọc thông thường.
Thứ hai: Cần duy trì việc súc miệng đều đặn mỗi ngày thì mới đem lại hiệu quả tốt. Đặc biệt, đây chỉ là những phương pháp dân gian, do vậy cần một thời gian tương đối dài để có thể phát huy công dụng đối với việc điều trị hôi miệng.
Thứ ba: Chăm sóc và bảo vệ răng miệng đúng cách:
- Tuân thủ việc đánh răng ngày 2 lần vào sáng và tối bằng bàn chải lông mềm, cùng loại kem đánh răng phù hợp.
- Hạn chế dùng tăm, thay vào đó là dùng chỉ nha khoa để có thể loại bỏ thức ăn thừa và tránh làm tổn thương răng cũng như các mô trên răng.
- Thăm khám định kỳ nha khoa, lấy cao răng 3-6 tháng một lần để khoang miệng luôn sạch sẽ, thơm tho và kịp thời phát hiện những bệnh lý liên quan.
Thứ tư: Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt:
- Hạn chế tối đa các loại thực phẩm có thể làm hại men răng và gây mùi hôi khó chịu như: Thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đường và gia vị, đặc biệt là những loại thực phẩm có mùi như tỏi, hành, mắm tôm…
- Không hút thuốc lá hay sử dụng các loại nước ngọt có gas, đồ uống có chứa cồn, cafein bởi có thể làm hư hại men răng, làm ố vàng răng và tạo môi trường cho các loại vi khuẩn sinh trưởng.
- Thường xuyên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi để trung hòa dịch vị dạ dày, hạn chế hôi miệng từ sâu bên trong.
- Bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể và hỗ trợ cải thiện các vấn đề răng miệng.
Thứ năm: Với các trường hợp hôi miệng lâu năm, hôi miệng kéo dài có thể kết hợp việc sử dụng nước muối với các thảo dược chứa tinh dầu thơm như gừng, bạc hà, cam thảo… để loại bỏ mùi hôi miệng.
Thứ sáu: Trị hôi miệng bằng nước muối không có hiệu quả cao đối với nguyên nhân do các bệnh lý bên trong cơ thể gây nên. Thay vào đó, bạn nên tiến hành điều trị các bệnh như trào ngược dạ dày, thực quản, viêm nướu, viêm chân răng… rồi mới điều trị hôi miệng.
Trên đây là 5 cách trị hôi miệng bằng nước muối đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất lớn. Đừng để hôi miệng cản trở sinh hoạt thường ngày và những mối quan hệ trong cuộc sống của bạn. Hãy áp dụng thường xuyên, liên tục và bỏ túi ngay những lưu ý mà ViDentalcare đã chỉ ra để việc phòng ngừa và điều trị tình trạng hôi miệng đạt kết quả tốt nhất.
Đọc thêm về: Thực Hư Vấn Đề Mùi Hôi Miệng Phát Nguồn Từ Ký Sinh Trùng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!