Sâu răng số 5 có nên nhổ hay không? Cách xử lý an toàn nhất

Sâu răng số 5 là hiện tượng bệnh lý rất nhiều người gặp phải khi một trong số những chiếc răng quan trọng đang có nguy cơ bị hỏng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe. Vậy khi răng số 5 bị sâu nên làm thế nào, có nên nhổ bỏ hay không. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu tất cả thông tin về vấn đề này.

Răng số 5 là răng nào?

Răng số 5 là loại răng cối nhỏ thứ hai (sau răng số 4) nằm sát bên cạnh răng số 6. Răng số 5 còn được gọi là răng tiền hàm số 2 trong sơ đồ vị trí các răng trên cung hàm. Chức năng của răng số 5 là nghiền nát thức ăn, giúp cho quá trình nhai và tiêu hóa diễn ra thuận lợi kết hợp . Vì thế, có thể thấy vai trò quan trọng của chiếc răng này, quan trọng ngang hàng với răng số 6 và răng số 7

Vị trí của răng số 5 trên cung hàm
Vị trí của răng số 5 trên cung hàm

Răng số 5 nằm vị trí thứ 5 tính từ răng cửa giữa vào phía trong. Một hàm răng bình thường của người trưởng thành có 4 răng số 5 nằm ở các vị trí: răng 15 (răng số 5 thứ 1) ở cung hàm trên, bên phải; răng 25 (răng số 5 thứ 2) nằm ở cung hàm trên, bên trái; răng 35 (răng số 5 thứ 3) nằm ở cung hàm dưới, bên trái và răng 45 (răng số 5 thứ 4) nằm ở cung hàm dưới, bên phải.

Sâu răng số 5 là hiện tượng bệnh lý về răng miệng thường gặp vì chức năng nhai nghiền của loại răng này dễ để lại mảng bám gây sâu răng nếu không được vệ sinh kỹ càng.

Nhổ răng sâu số 5 có nguy hiểm không?

Nhổ răng có thể sẽ dẫn đến tiêu xương, biến dạng khuôn mặt
Nhổ răng sâu số 5 hàm trên có đáng lo ngại?

Khi bị sâu răng số 5, người bệnh thường gặp nhiều đau nhức khó chịu, và đáng lo ngại nhất khi tình trạng sâu răng đã nghiêm trọng, việc nhổ bỏ răng luôn gây ra những quan ngại. Vậy liệu nhổ răng sâu số 5 có nguy hiểm không, có ảnh hưởng đến cấu trúc răng khác và thẩm mỹ khuôn mặt hay không?

Răng số 5 là răng tiền hàm thứ hai với chức năng nhai thức ăn, đây là một trong những chiếc răng quan trọng của hàm răng. Trên thực tế, các chuyên gia y tế luôn khuyến cáo bệnh nhân bảo tồn răng thật, hạn chế tối đa việc nhổ răng dù bất cứ răng nào. Tuy nhiên, những trường hợp buộc phải nhổ răng do hư tổn và trái tự nhiên vẫn thường xuyên diễn ra. Các trường hợp bao gồm:

  • Răng số 5 mọc lệch: Tình trạng răng mọc lên bị va chạm, chồng lên các răng kế cận hoặc mọc thừa một chiếc răng khác tại cùng một vị trí. Trường hợp này cần phải loại bỏ càng sớm càng tốt để tránh đau đớn và những biến chứng nguy hiểm khác.
  • Răng số 5 bị sâu, vi khuẩn xâm lấn tới tủy, bị nhiễm trùng, viêm nhiễm hoặc lung lay gãy vỡ do tai nạn… đe dọa vấn đề nghiền thức ăn, không thể cứu chữa được.

Việc bị sâu răng số 5 cần nhổ bỏ hay nhổ bỏ răng để niềng nguy hiểm hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. 

Nếu bác sĩ thực hiện nhổ răng bằng các phương pháp truyền thông như: sử dụng dụng cụ nạy tác động lực mạnh vào nướu và chân răng làm chảy máu quá nhiều, gây nên tình trạng nhiễm trùng,..sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe. 

Phương pháp nhổ răng quyết định rất lớn vào mức độ an toàn của việc nhổ bỏ răng. Ngoài ra, bác sĩ thực hiện cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu cần tìm đến bác sĩ nhổ răng nhiều kinh nghiệm, để có thể xử lý tốt những rủi ro không mong muốn trong quá trình nhổ răng của bệnh nhân.

Nhổ răng sâu số 5 ảnh hưởng như thế nào?

Nhiều bệnh nhân lo lắng vấn đề khi mất răng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và hình dạng khuôn mặt. Dưới đây là những hậu quả có thể người bệnh sẽ gặp phải nếu thiếu răng số 5:

  • Gây khó khăn và ảnh hưởng tới việc phát âm, ăn uống và sinh hoạt hằng ngày.
  • Gây ra những xô lệch hàm răng, các răng xung quanh răng số 5 sẽ bị đổ nghiêng ngả vào vị trí răng trống làm sai lệch khớp cắn, biến dạng gương mặt.
  • Mất răng về lâu dài sẽ dẫn đến tiêu xương, lão hóa sớm, hóp má, suy giảm trí nhớ…
Nhổ răng có thể sẽ dẫn đến tiêu xương, biến dạng khuôn mặt
Nhổ răng có thể sẽ dẫn đến tiêu xương, biến dạng khuôn mặt

Giải pháp điều trị và hướng phòng ngừa sâu răng số 5

Khi nhổ bỏ răng sâu số 5 hàm trên hoặc hàm dưới, cách hạn chế tốt nhất những nguy hiểm mất răng chính là khôi phục nhân tạo như làm cầu răng sứ, trồng răng Implant…Dưới đây là các phương pháp đang được sử dụng để khôi phục răng khi răng gốc đã bị nhổ bỏ 

Phương pháp sử dụng hàm giả tháo lắp

Đây là cách khá phổ biến ở người cao tuổi khi bị mất răng, sâu răng không thể giữ được do tuổi già và không thể chịu đau đớn khi trồng răng giả thay thế. Phương pháp này không phù hợp với những người trẻ, vì không phải là phương pháp tối ưu nhất cho việc chữa mất răng. Dùng hàm giả tháo lắp có ưu điểm là chi phí thấp, dễ tháo rời để làm sạch thức ăn và làm sạch khoang miệng.

Tuy nhiên nhược điểm lớn khiến cho phương pháp này không còn được áp dụng nhiều, đó chính là người bệnh dùng hàm giả khó phát âm, xương quai hàm vẫn có thể bị tiêu biến theo thời gian.

Phương pháp làm cầu răng sứ

Đối với trường hợp mất một hoặc một vài răng, chân răng vẫn còn tốt, cầu răng sứ có thể là phương án tạm thời hiệu quả và tiện lợi. Ưu điểm của phương pháp này là đem lại hiệu quả thẩm mỹ và răng thay thế có thể ăn nhai tốt. Chi phí làm cầu răng sứ không quá cao, tương đối phù hợp với thu nhập của đa phần bệnh nhân bị sâu răng số 5.

Tuy nhiên, để thực hiện được việc làm cầu răng, bác sĩ bắt buộc phải tiến hành mài hai răng thật số 4 và số 6, tạo cùi răng mới có thể bọc sứ và làm cầu cả 3 răng đối với trường hợp bị mất một răng.

Xem thêm: Sâu răng số 7 có nên nhổ hay không?

Phương pháp cấy ghép Implant

Trồng răng implant có tác dụng tốt, cải thiện tối ưu nhất tình trạng tiêu xương hàm và sự xô lệch các răng mà không gây ảnh hưởng đến các răng kế cạnh như cầu răng sứ. Trồng răng implant là giải pháp vĩnh viễn, bệnh nhân không phải lo lắng sự thay đổi, xuống cấp theo thời gian.

Trong 3 phương pháp trên, phương pháp cấy ghép Implant được cho là biện pháp khôi phục răng mất hoàn hảo nhất với độ an toàn cao, mang lại hiệu quả tối ưu. Hạn chế của phương pháp này là mất nhiều thời gian có thể từ 3 đến 6 tháng. Thêm vào đó, chi phí cho một case răng đơn giản cũng có thể từ 8 đến 30 triệu đồng tùy vào trụ và răng sứ người bệnh chọn.

Khôi phục răng số 5 bằng phương pháp cấy ghép Implant.
Khôi phục răng số 5 bằng phương pháp cấy ghép Implant.

Tuy nhiên điều quan trọng nhất trong việc bảo vệ cơ thể chính là bảo vệ được răng gốc trước những tác động gây nguy hại như sâu răng, viêm nhiễm dẫn đến mất răng. Các biện pháp phòng ngừa sâu răng số 5 được khuyến nghị cho bạn như sau:

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên: Đánh răng 2 lần/ ngày, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch mảng bám trong răng và kẽ răng.
  • Bổ sung dinh dưỡng với chế độ ăn cân bằng, nhiều rau xanh, bổ sung canxi, hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều đường, giàu axit ăn mòn hay tinh bột.
  • Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, giảm các loại thức uống như cà phê, thức uống có gas,…
  • Khám răng định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc khi có dấu hiệu răng bị sâu, ê buốt, lung lay.
  • Khi nhổ răng sâu, hoặc chữa trị sâu răng, niềng răng, cần chọn cơ sở nha khoa uy tín, có chuyên môn cao và thiết bị hiện đại, tránh rủi ro không đáng có.

Trên đây là toàn bộ thông tin cho câu hỏi sâu răng số 5 có nên nhổ hay không. Hy vọng bạn đọc sẽ có thêm kiến thức chăm sóc và bảo vệ răng miệng để có một sức khỏe tốt và hàm răng khỏe mạnh.

Cùng chuyên mục:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sâu Răng Có Lây Không? Làm Thế Nào Để Phòng Ngừa?
Sâu Răng Có Lây Không? Làm Thế Nào Để Phòng Ngừa?

Sâu răng có lây không là chủ đề được nhiều người quan tâm. Trên thực tế, vi khuẩn sâu răng có thể lây từ răng...

Lá tía tô chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe răng miệng
Hướng dẫn một số cách chữa sâu răng bằng lá tía tô hiệu quả nhất

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều cách chữa sâu răng bằng lá tía tô hiệu quả. Vậy, dùng lá tía tô có thực sự...

Bệnh sâu răng không thể tự khỏi
Sâu răng nhẹ có nguy hiểm không? Cách khắc phục kịp thời

Sâu răng nhẹ là giai đoạn đầu tiên của bệnh sâu răng. Thời điểm này, rất khó nhận biết các biểu hiện của bệnh do...

Tổng hợp các cách trị sâu răng cho bé nhanh chóng, hiệu quả
Tổng hợp các cách trị sâu răng cho bé nhanh chóng, hiệu quả

Sâu răng là bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng cho răng miệng: nha chu, viêm tủy, viêm lợi,… làm ảnh hưởng tới...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Messenger zalo