Viêm nướu hoại tử lở loét: Những điều cần biết và cách điều trị triệt để
Viêm nướu hoại tử lở loét là bệnh lý nhiễm trùng nướu răng ít gặp, thường khởi phát đột ngột. Bệnh là mức độ tiến triển nặng của viêm nướu thông thường, làm tổn thương đến mô nướu và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy viêm nướu hoại tử lở loét là gì? Cách điều trị triệt để bệnh lý này ra sao?
Bệnh viêm nướu hoại tử lở loét là gì?
Viêm nướu hoại tử lở loét hay viêm lợi loét hoại tử cấp là tình trạng nhiễm trùng nướu răng khởi phát đột ngột. Bệnh tiến triển do sự tích tụ của vi khuẩn trong khoang miệng gây ra viêm nướu. Tình trạng viêm nhiễm lâu ngày gây hoại tử cấu trúc nâng đỡ của răng. Do đó, viêm nướu hoại tử lở loét trở thành một dạng viêm nướu nghiêm trọng và nguy hiểm hơn so với chứng viêm nướu thông thường khác.
Bệnh thường xuất hiện khi khoang miệng mất cân bằng hệ vi sinh, có nguyên do chính từ việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Người bệnh có thể thấy nướu sưng đỏ, chảy máu chân răng. Trường hợp bệnh diễn tiến năng có thể khiến hơi thở có mùi hôi thối.
Bệnh viêm nướu hoại tử lở loét cấp tính xuất hiện chủ yếu ở độ tuổi thiếu niên và thanh niên. Đây là bệnh lý nghiêm trọng nhưng không quá phổ biến, thường chiếm 0.5 – 1% dân số. Theo một số thống kê y tế, người mắc bệnh viêm loét hoại tử miệng chủ yếu sống ở các quốc gia có chế độ dinh dưỡng kém và điều kiện sống còn hạn chế.
Ngoài ra, những người có hệ thống miễn dịch kém cũng có nguy cơ mắc bệnh này khá cao. Trong đó, người dương tính với virus HIV hoặc có tiền sử bị viêm lợi rất dễ bị viêm nướu hoại tử lở loét.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm nướu hoại tử lở loét
Nhận biết triệu chứng của bệnh có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình điều trị. Phát hiện kịp thời giúp người bệnh ngăn ngừa được các biến chứng và nhanh chóng giải quyết tận gốc tình trạng bệnh.
Trên thực tế, các dấu hiệu của viêm lợi hoại tử lở loét có nhiều điểm tương đồng với triệu chứng viêm nướu răng thông thường. Tuy nhiên, chúng thường có xu hướng tiến triển nhanh và ở mức độ nghiêm trọng hơn.
Bạn có thể nhận biết dấu hiệu bệnh viêm nướu hoại tử thông qua các biểu hiện cụ thể như:
- Đau nhức nướu ở một vị trí cụ thể hoặc đau lan rộng.
- Tần suất đau tăng dần, các cơn đau xuất hiện đột, dữ dội và tiến triển nhanh chóng.
- Xuất hiện các nốt nhỏ giữa các kẽ răng và có dấu hiệu lở loét.
- Kẽ răng hoặc vùng nướu có màu trắng vàng hoặc xám.
- Mô nướu có dấu hiệu hoại tử.
- Khu vực chân răng bị chảy máu khi có va chạm nhẹ hoặc chảy máu tự phát.
- Cảm giác đau nhức tăng lên khi có hoạt động nhai thức ăn hoặc cử động hàm.
- Hơi thở có mùi hôi thối như mùi cá ươn.
- Hạch bạch huyết ở cổ có dấu hiệu sưng to.
- Người bệnh cảm thấy sốt nhẹ, sốt cao, mệt mỏi.
Khi thấy có ít nhất 3 trong số các dấu hiệu trên, rất có thể bạn đã bị viêm nhiễm khoang miệng mức độ nặng và tiến triển thành viêm nướu hoại tử. Do đó, hãy nhanh chóng đến các cơ sở nha khoa để khám và điều trị kịp thời.
Các nguyên nhân gây ra viêm lợi hoại tử lở loét
Tình trạng viêm nướu hoại tử lở loét xảy ra khi vùng nướu bị nhiễm trùng do vi khuẩn tích tụ quá nhiều mà không được xử lý kịp thời. Những người đã bị viêm lợi trong quá khứ, nguy cơ viêm loét hoại tử sẽ cao hơn so với bình thường.
Cụ thể hơn, tình trạng viêm nướu hoại tử lở loét có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:
- Do thói quen vệ sinh răng miệng kém khiến mảng bám từ thức ăn thừa tích tụ lâu ngày gây viêm nướu.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng hoặc không đủ chất.
- Người bị bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ mắc viêm nướu cao.
- Người có thói quen hút thuốc lá hoặc nhai thuốc lá.
- Thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài.
- Người có thể trạng không khỏe mạnh, có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy yếu.
- Người đang bị hoặc đã từng bị nhiễm trùng răng miệng hoặc vòm họng.
- Người nhiễm virus HIV hoặc AIDS dễ mắc các bệnh lở loét.
Tình trạng nhiễm trùng nướu có thể trở nên nghiêm trọng và làm hoại mô nướu nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh diễn biến nặng có thể dẫn đến mất răng và những biến chứng nguy hiểm khác.
Những biến chứng của viêm nướu hoại tử lở loét
Khi bị viêm nướu hoại tử lở loét, người bệnh không điều trị sớm sẽ dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Tình trạng viêm nhiễm có thể lan rộng đến các khu vực khác quanh nướu răng đến dây chằng, xương ổ răng… tổn thương các túi nha chu.
Các nguy cơ biến chứng của viêm nướu hoại tử lở loét gồm có:
- Biến chứng mất răng: Viêm nhiễm gây lở loét kéo dài sẽ làm cho xương ổ răng và dây chằng tiêu dần đi. Lúc này răng sẽ bị lung lay và dẫn đến nguy cơ bào mòn và làm hỏng chân răng, gây mất răng vĩnh viễn.
- Viêm lợi hoại tử lở loét có thể biến chứng gây phá hủy các mô nướu: Tình trạng lây lan sang các mô lân cận như má, môi hoặc xương hàm.
- Chảy máu lợi tự phát: Vùng nướu răng bị viêm nhiễm rất nhạy cảm và dễ chảy máu khi gặp các tác động nhẹ như ăn uống, đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Tình trạng này kéo dài gây nhiều trở ngại cho người bệnh trong quá trình sinh hoạt.
XEM THÊM
- Biến chứng gây nhiễm trùng máu: Khi bị viêm nhiễm, nồng độ vi khuẩn tập trung ở khoang miệng và mô nướu ở mức cao. Lúc này, vi khuẩn dễ dàng tấn công vào vào thông qua các điểm chảy máu trên nướu. Từ đó lây lan và làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp và các vùng lân cận.
- Gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Khi vi khuẩn trong khoang miệng xâm nhập vào hệ tuần hoàn có thể hình thành cục máu đông. Chính những cục máu đông này trở thành rào cản cho hoạt động của hệ tuần hoàn, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở người bị viêm nướu hoại tử lở loét.
Ngoài ra, bệnh viêm lợi hoại tử lở loét là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư vú ở phụ nữ, gia tăng nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân ở phụ nữ mang thai.
Bệnh thường xảy ra biến chứng khi không được xử lý kịp thời với những lý do phổ biến như:
- Không điều trị triệt để nguyên nhân gây ra nhiễm trùng nướu.
- Phần mô bị hoại tử không được loại bỏ hoàn toàn và tiếp tục phát triển thành ổ viêm nhiễm, lan rộng hơn.
- Không chẩn đoán không chính xác tình trạng cụ thể của bệnh.
- Người bệnh không thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ sau khi thăm khám và điều trị dẫn đến tình trạng bệnh tái phát trở lại.
- Quá trình điều trị sử dụng các dụng cụ nha khoa không đảm bảo vệ sinh.
Có thể thấy, viêm nướu hoại tử lở loét là bệnh lý răng miệng rất nguy hiểm. Bệnh gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày. Do đó, bạn không nên chủ quan mà cần nhanh chóng đến khám bác sĩ chuyên khoa khi có các dấu hiệu viêm nhiễm để được điều trị sớm.
Chẩn đoán viêm lợi hoại tử lở loét như thế nào?
Khi đến khám và điều trị tại các trung tâm y tế, bạn sẽ trải qua một quy trình thông thường như sau:
- Bác sĩ kiểm tra tiền sử bệnh thông qua các câu hỏi về chế độ dinh dưỡng và sức khỏe tổng quát của người bệnh.
- Kiểm tra lịch sử nha khoa thông qua thăm khám trực tiếp như soi, chụp và tác động vào cùng nướu có triệu chứng đau nhức, viêm.
- Xác định mức độ nghiêm trọng thông qua kiểm tra hạch bạch huyết ở cổ và đầu.
- Lấy mẫu và làm các xét nghiệm để xác định chủng vi khuẩn gây viêm lợi hoại tử lở loét. Một số loại khuẩn gây viêm lợi phổ biến thường là Fusiform, Prevotella intermedia hoặc xoắn khuẩn.
- Bác sĩ có thể yêu cầu bạn chụp X-quang để kiểm tra mức độ lây lan của vùng hoại tử lở loét.
- Trong trường hợp người bệnh có tiền sử hệ miễn dịch kém, bác sĩ có thể làm các xét nghiệm máu để đưa ra các phán đoán cụ thể và chính xác hơn.
Sau các bước thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp điều trị tùy vào mức độ của từng bệnh nhân.
Quy trình xử lý bệnh viêm lợi hoại tử cấp tính
Việc điều trị sớm sẽ giúp người bệnh tránh được những biến chứng nguy hiểm không mong muốn. Bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi khi được can thiệp điều trị chuyên môn.
Quá trình điều trị viêm nướu hoại tử cấp tính thường được chia thành 4 giai đoạn chính gồm:
Giai đoạn 1 – Kiểm soát cơn đau nhức và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
Quy trình thực hiện điều trị gồm:
- Loại bỏ các hoàn toàn phần mô nướu đã hoại tử bằng dụng cụ siêu âm hoặc các biện pháp hóa học chuyên môn.
- Dùng thuốc giảm đau để giảm khó chịu cho người bệnh.
- Sử dụng thuốc kháng sinh dạng uống trong trường hợp viêm nhiễm nổi hạch, người bệnh có hiện tượng sốt, hệ miễn dịch kém.
Giai đoạn 2 – Ngăn chặn nguy cơ viêm nhiễm lan rộng
Các bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp sau:
- Làm sạch các mảng bám trên răng bằng dụng cụ nha khoa chuyên nghiệp.
- Chỉ dẫn cách làm sạch răng miệng tại nhà kết hợp chế độ dinh dưỡng phù hợp.
- Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn theo đơn được kê.
Giai đoạn 3 – Tiến hành phẫu thuật nếu bệnh ở mức độ nặng
Biện pháp phẫu thuật thường được chỉ định trong trường hợp bệnh đã tiến triển nặng, Phương thức can thiệp chủ yếu là làm sạch và lấp đầy lỗ hổng ở chân răng bằng cách trám hoặc bọc răng sứ để bảo tồn răng thật.
Giai đoạn 4 – Chăm sóc răng miệng sau phẫu thuật
- Theo dõi quá trình tiến triển của bệnh bằng cách kiểm soát các triệu chứng và thực hiện vệ sinh răng miệng phòng ngừa bệnh tái phát.
- Kết hợp súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn có chứa hydrogen peroxide hoặc nước muối ấm để làm dịu cơn đau và loại bỏ mô nướu bị hoại tử.
Xử lý viêm nướu hoại tử lở loét ở đâu tốt nhất?
Viêm nướu hoại tử lở loét cần được xử lý sớm nhằm ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, tránh tái phát bệnh bạn cần tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín như:
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương ở thành phố Hà Nội
Đây là bệnh viện tuyến đầu cả nước chuyên xử lý các bệnh lý Răng Hàm mặt. Bệnh viện quy tụ đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong điều trị bệnh lý răng lợi. Người bệnh có thể đến khám và điều trị viêm nướu hoại tử theo địa chỉ 40 Tràng Thi, HN.
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Nằm trong khuôn viên trường Đại học Y Hà Nội nổi tiếng khu vực miền Bắc, bệnh viện Đại học Y Hà Nội là địa chỉ khám có uy tín lâu năm. Khoa răng hàm mặt của bệnh viện được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, bác sĩ có trình độ cao xử lý được những vấn đề liên quan đến răng miệng phức tạp. Bạn có thể đến chữa viêm lợi và các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu,… tại địa chỉ số 1 Tôn Thất Tùng, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội.
Nha khoa quốc tế Việt Pháp tại Hà Nội
Nha khoa quốc tế Việt Pháp có đội ngũ y bác sĩ được đào tạo tại các trường y khoa có uy tín trong nước và quốc tế. Đây là cơ sở khám chữa bệnh được nhiều người đánh giá cao. Bạn đến khám tại Nha khoa quốc tế Việt Pháp có thể chọn một trong các cơ sở ở Hà Nội gồm: số 24 Trần Duy Hưng – quận Cầu Giấy, số 6 Thái Hà – quận Đống Đa, số 29 Nguyễn Du – quận Hai Bà Trưng và số 69 Trần Đăng Ninh – Quận Cầu Giấy.
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn có hơn 15 kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh lý răng miệng. Bệnh viện có dịch vụ chăm sóc viêm nướu hoại tử lở loét rất uy tín giúp người bệnh loại bỏ đau nhức. Người bệnh có thể đến khám tại bệnh viện theo địa chỉ 1256 – 1258 Võ Văn Kiệt, Quận 5, TP.HCM.
Khám tại trung tâm Nha khoa điều trị ViDental Care Việt Nam
ViDental Care là cơ sở điều trị các bệnh lý răng miệng trực thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam. Trung tâm trang bị nhiều máy móc, thiết bị hiện đại và đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm. Nhờ đó, ViDental Care đã xử lý được nhiều vấn đề về răng miệng hiệu quả. Người bệnh có thể liên hệ trực tiếp trung tâm qua địa chỉ website:
Biện pháp phòng ngừa viêm nhiễm răng lợi hiệu quả nhất
Để phòng tránh viêm nướu hoại tử lở loét bạn cần tuân thủ một số lưu ý quan trọng dưới đây:
- Đánh răng đều đặn hàng ngày kết hợp với sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn thức ăn dư thừa trong kẽ răng.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất nhằm nâng cao sức đề kháng, cân bằng hệ miễn dịch, tăng khả năng ức chế vi khuẩn có hại tấn công khoang miệng.
- Tránh làm việc căng thẳng, áp lực tâm lý kéo dài là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý về răng miệng.
- Tránh sử dụng các sản phẩm thuốc lá, các chất kích thích có hại cho sức khỏe.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết
- Hạn chế căng thẳng và các áp lực tâm lý khác
- Khám răng và lấy cao răng định kỳ để loại bỏ nguy cơ viêm nhiễm vùng nướu.
- Chủ động đi khám bác sĩ sớm ngay khi có dấu hiệu của viêm lợi để được điều trị sớm, tránh biến chứng.
Viêm nướu hoại tử lở loét là bệnh lý răng miệng nghiêm trọng, tuy hiếm gặp nhưng hoàn toàn có thể điều trị khỏi. Do đó, người bệnh nên đến khám nha khoa kịp thời để nhanh chóng loại bỏ các cơn đau nhức. Bên cạnh đó, bạn cần có một thói quen vệ sinh răng miệng khoa học, đúng cách để ngăn ngừa bệnh.
ĐỌC NHIỀU
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!