Trẻ Bị Sâu Răng Sữa Do Dâu? Biểu Hiện Và Cách Xử Lý An Toàn

Trẻ bị sâu răng sữa là một tình trạng phổ biến, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Việc nhận biết sớm và áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng, bảo vệ nụ cười và sức khỏe răng miệng cho bé. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, và cách điều trị sâu răng sữa sẽ giúp ba mẹ có những giải pháp chăm sóc tốt nhất cho con yêu.

Vì sao trẻ bị sâu răng sữa?

Sâu răng sữa là một vấn đề phổ biến ở trẻ em, và có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Dưới đây là 6 nguyên nhân chính gây sâu răng sữa ở trẻ:

  • Vệ sinh răng miệng kém: Trẻ em thường chưa có thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách. Nhiều trẻ không đánh răng đủ hai lần mỗi ngày hoặc không đánh răng sau khi ăn, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây sâu răng.
  • Thường xuyên ăn đồ ngọt và đồ uống có đường: Trẻ em thường xuyên ăn kẹo, bánh, và uống nước ngọt, sữa vào ban đêm mà không vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng. Đường là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho vi khuẩn sâu răng phát triển và tấn công men răng.
  • Do yếu tố di truyền: Một số trẻ có men răng yếu hơn do yếu tố di truyền từ cha mẹ. Men răng yếu làm cho răng dễ bị tổn thương và sâu răng hơn.
  • Thói quen uống nước có ga: Nước có ga không chỉ chứa nhiều đường mà còn có acid, làm mòn men răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn sâu răng tấn công.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị sâu răng sữa
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị sâu răng sữa

Cách nhận biết răng sữa bị sâu

Tình trạng răng sữa bị sâu có 4 biểu hiện phổ biến giúp phụ huynh phát hiện sớm được cho trẻ, bao gồm:

  • Trên răng xuất hiện đốm trắng hoặc nâu: Đây là dấu hiệu ban đầu của sâu răng, khi men răng bắt đầu bị phá hủy.
  • Trẻ bị đau nhức răng: Trẻ có thể kêu đau nhức răng, đặc biệt khi ăn đồ ngọt, nóng hoặc lạnh.
  • Vùng nướu sưng tấy: Nướu xung quanh răng bị sâu có thể bị sưng tấy, đỏ và đau.
  • Bề mặt răng có lỗ, mẻ: Khi tình trạng sâu răng tiến triển nặng, răng có thể bị lỗ, mẻ hoặc vỡ.

XEM NGAY: Nhận Biết Các Mức Độ Sâu Răng Và Cách Xử Lý Hiệu Quả

Tác hại khi trẻ bị sâu răng sữa

Răng sữa bị sâu nếu không được xử lý kịp lúc sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng và sự phát triển của trẻ:

  • Sâu răng sữa gây khó chịu, đau đớn cho trẻ nhỏ, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc ăn uống, dẫn đến biếng ăn, khó ngủ hay quấy khóc liên tục. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ.
  • Khả năng nhai, nghiền thức ăn yếu khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn dẫn đến nguy cơ mắc các vấn đề về hệ tiêu hóa.
  • Răng sâu nặng sẽ bị rụng sớm khiến răng vĩnh viễn mọc lệch, ảnh hưởng đến cấu trúc hàm răng của trẻ.
  • Răng sâu hoặc bị rụng quá sớm sẽ hạn chế sự phát triển về mặt ngôn ngữ của trẻ, khiến trẻ nói ngọng, phát âm sai.
  • Tăng khả năng bị nhiễm khuẩn quanh cuống răng, khiến trẻ gặp phải tình trạng  rối loạn ở khớp thái dương, nhức đầu, rối loạn chức năng của thận, tim…
  • Hoạt động trí não, phát triển IQ của trẻ bị hạn chế do các động mạch não bị thu hẹp.

Nếu cha mẹ vẫn còn chủ quan khi nghĩ rằng sâu răng sữa là tình trạng không quá nguy hiểm vì sớm muộn gì răng vĩnh viễn cũng sẽ mọc lên thay thế, đây là suy nghĩ hoàn toàn sai.

Tác hại khi trẻ bị sâu răng sữa
Tác hại khi trẻ bị sâu răng sữa

Nên xử lý như thế nào khi trẻ bị sâu răng sữa?

Đưa trẻ đến nha sĩ để khám và điều trị sớm khi phát hiện có dấu hiệu của sâu răng. Nha sĩ sẽ thăm khám, làm sạch răng, và điều trị sâu để ngăn ngừa sự lan rộng của bệnh và bảo vệ răng sữa còn lại.

Răng sữa bị sâu không nhất thiết cần phải nhổ bỏ, dựa trên tình trạng các răng mà bác sĩ sẽ hướng dẫn thực hiện xử lý phù hợp:

  • Trường hợp sâu răng sữa nhẹ: Có thể sử dụng thuốc điều trị sâu răng được kê theo đơn của bác sĩ nha khoa để điều trị, kết hợp tạo thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ.
  • Trường hợp sâu răng sữa nặng: Với tình trạng này, nha sĩ sẽ cần nạo bỏ phần sâu răng hay những lỗ sâu rộng, trám lỗ sâu để bảo tồn chức năng ăn nhai cho bé. Bên cạnh đó, nha sĩ cũng có thể thực hiện nhổ bỏ răng sữa bị sâu để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ.

ĐỪNG BỎ QUA: Cách Trị Sâu Răng Cho Bé Hiệu Quả, Nhanh Chóng Cho Ba Mẹ

Loại bỏ răng sâu để tránh lây lan
Loại bỏ răng sâu để tránh lây lan

Cách phòng ngừa sâu răng sữa cho trẻ

Phụ huynh có thể chủ động giúp trẻ ngăn ngừa tình trạng sâu răng sữa bằng việc kết hợp giữa chăm sóc răng miệng, chế độ ăn uống hợp lý và thói quen vệ sinh đúng cách cho bé.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

  • Bắt đầu chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay khi chiếc răng đầu tiên mọc lên. Dùng khăn mềm hoặc bàn chải răng nhỏ dành cho trẻ để lau sạch răng và nướu.
  • Tạo cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày, buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng chứa fluoride.
  • Đảm bảo rằng trẻ chải răng đúng cách trong ít nhất 2 phút và dạy trẻ không nuốt kem đánh răng.

Chế độ ăn uống hợp lý

  • Hạn chế đồ ngọt và thức uống có đường, vì chúng là nguyên nhân chính gây sâu răng ở trẻ. Hạn chế cho trẻ ăn kẹo, bánh ngọt, và đồ uống có ga, nước ép trái cây có đường. Nếu trẻ ăn đồ ngọt, hãy đảm bảo rằng trẻ chải răng ngay sau đó để loại bỏ đường và mảng bám.
  • Tăng cường thực phẩm giàu canxi và fluoride cho trẻ trong bữa ăn hàng ngày. Canxi và fluoride rất quan trọng cho sự phát triển của răng chắc khỏe. Bổ sung thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, sữa chua và các loại rau xanh vào chế độ ăn của trẻ.

Hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh

  • Hạn chế cho trẻ bú bình hoặc sử dụng ti giả trong thời gian dài, đặc biệt là khi ngủ. Việc này giúp ngăn ngừa việc sữa lưu lại trong miệng trẻ, gây sâu răng.
  • Từ khi trẻ được khoảng 1 tuổi, hãy bắt đầu dạy trẻ uống nước từ cốc thay vì bú bình để hạn chế thời gian tiếp xúc với chất lỏng có đường.
  • Đưa trẻ đi khám răng định kỳ ít nhất 6 tháng một lần để phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề về răng miệng.

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về nguyên nhân, tác hại, cách xử lý và phòng tránh khi trẻ bị sâu răng sữa. Đây là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ, vì vậy cha mẹ không nên chủ quan mà cần trang bị đầy đủ kiến thức cũng như sớm có kế hoạch can thiệp để tránh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt và sự phát triển của con. Hy vọng rằng với những thông tin mà bài viết cung cấp thực sự hữu ích cho cha mẹ trong việc chăm sóc, nuôi dạy con nhỏ, chúc các bạn thành công!

THAM KHẢO NGAY:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Dấu Hiệu Sâu Răng và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả
Dấu Hiệu Sâu Răng và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Sâu răng là một trong những vấn đề sức khỏe răng miệng phổ biến nhất, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Việc nhận...

Kem đánh răng Curaprox Enzycal 1450 được nhiều người dùng lựa chọn
TOP 10 Loại Kem Đánh Răng Trị Sâu Răng Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Kem đánh răng là sản phẩm chăm sóc răng miệng hàng ngày không thể thiếu nên trên thị trường có rất nhiều sản phẩm khác...

Tình trạng sâu răng nổi hạch gặp phải khi vi khuẩn phát triển mạnh trong khoang miệng
Sâu răng nổi hạch có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?

Sâu răng nổi hạch dấu hiệu cho thấy răng của bạn đang bị viêm ở mức độ nghiêm trọng, không chỉ đơn thuần là vi...

Những cách điều trị sâu răng hiệu quả
Điều Trị Sâu Răng Thế Nào? 9 Cách Chữa Nha Sĩ Khuyên Dùng

Sâu răng xảy ra khi răng bị vi khuẩn trong khoang miệng tấn công làm phá hủy liên kết mô răng. Việc không giữ vệ...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Messenger zalo