Nhổ Răng Số 7 Nguy Hiểm Không? Chi Phí Và Lưu Ý Khi Nhổ

Răng số 7 đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai, nghiền nát thức ăn, vì thế cần được bảo tồn. Tuy nhiên nếu răng mọc ngầm, mọc lệch, bị hư hỏng nghiêm trọng không thể phục hồi thì bác sĩ buộc phải nhổ bỏ [1]. Quá trình tiểu phẫu này có thể gây giảm chức năng ăn nhai, ảnh hưởng đến các răng lân cận, làm biến đổi cấu trúc gương mặt, thay đổi chức năng nướu và xương hàm [2]. 

Chi phí nhổ răng số 7 dao động từ 500.000 – 3.000.000 VNĐ tùy thuộc vào tình trạng răng, vị trí răng, phương pháp nhổ và uy tín của phòng khám [3]. Bạn nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ sau khi nhổ răng để đảm bảo an toàn. 

Có nên nhổ răng số 7?

Răng số 7 chính là răng cối lớn thứ hai, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình ăn nhai và duy trì cấu trúc cung hàm. Với vị trí nằm sâu trong cung hàm, răng số 7 cùng với răng số 6 chịu trách nhiệm chính trong việc nghiền nát thức ăn trước khi chúng được tiêu hóa. Việc mất răng số 7 không chỉ ảnh hưởng đến chức năng nhai mà còn gây ra hàng loạt hệ quả nghiêm trọng như tiêu xương, xô lệch răng và biến dạng khuôn mặt theo thời gian. Vì thế vấn đề có nên nhổ răng số 7 hay không cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Nếu răng số 7 bị sâu, hỏng cần phải nhổ bỏ
Nếu răng số 7 bị sâu, hỏng cần phải nhổ bỏ

Dưới đây là những trường hợp cụ thể mà việc nhổ răng số 7 có thể được chỉ định:

  • Răng mọc ngầm hoặc mọc lệch: Khi răng số 7 mọc không đúng hướng sẽ gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng hàng ngày. Tình trạng này dễ dẫn đến các bệnh lý như sâu răng hay viêm nướu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
  • Răng bị hư hỏng nghiêm trọng: Trong trường hợp răng số 7 bị mẻ, vỡ hoặc gãy do chấn thương, và không thể bảo tồn được, việc nhổ bỏ có thể là lựa chọn tối ưu để ngăn ngừa các biến chứng về sau.
  • Răng sâu nặng và không thể phục hồi: Nếu răng số 7 bị sâu quá nặng, vi khuẩn đã phá hủy cấu trúc của răng, gây tổn thương tủy hoặc làm chết tủy, các biện pháp tại nha khoa không thể điều trị hay phục hồi được thì việc nhổ răng là cần thiết để tránh những đau đớn và nguy cơ lây lan bệnh lý sang các răng khác.
  • Các bệnh lý nha chu nghiêm trọng: Khi răng số 7 mắc phải các bệnh lý như viêm nha chu hoặc viêm chóp chân răng dẫn đến tình trạng lung lay nghiêm trọng mà không thể khắc phục, việc nhổ bỏ răng sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng phức tạp hơn.

XEM THÊM: Có Nên Nhổ Răng Số 4? Chi Phí Và Thông Tin Liên Quan

Nhổ răng số 7 có nguy hiểm không?

Mặc dù quá trình nhổ răng số 7 không quá phức tạp, tuy nhiên vẫn có thể gây ra một số ảnh hưởng như:

  • Suy giảm chức năng ăn nhai: Răng số 7 có vai trò quan trọng trong quá trình ăn nhai. Khi mất răng này, khả năng nghiền nát thức ăn giảm đi, khiến dạ dày phải hoạt động mạnh hơn để tiêu hóa thức ăn chưa được nghiền kỹ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa như viêm dạ dày, trào ngược axit.
  • Ảnh hưởng đến các răng lân cận: Khi răng số 7 bị nhổ, khoảng trống sẽ xuất hiện giữa các răng, dẫn đến hiện tượng lệch khớp cắn và xô lệch răng. Răng lân cận có thể di chuyển vào vị trí trống, gây ra sự mất cân đối và làm tăng nguy cơ sâu răng. Nếu không được điều chỉnh, những vấn đề này tăng nguy cơ dẫn đến đau nhức và mất thêm răng.
  • Làm biến đổi khuôn mặt: Mất răng số 7 dễ làm thay đổi cấu trúc cung hàm, gây ra hiện tượng tụt nướu và làm suy giảm kích thước hàm. Sự thay đổi này làm biến đổi khuôn mặt, khiến người bệnh trông già hơn so với tuổi thật.
  • Thay đổi chức năng nướu và xương hàm: Mất răng có thể dẫn đến sự thay đổi trong mô nướu và xương hàm, gây ra viêm nha chu, tụt xương và làm yếu cấu trúc nền cho việc trồng răng giả hoặc implant. Nếu không được chăm sóc đúng cách, những biến chứng này có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về lâu dài.

TÌM HIỂU THÊM: Có Bầu Nhổ Răng Được Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Nhổ răng số 7 không đúng kỹ thuật có thể gây ra biến chứng
Nhổ răng số 7 không đúng kỹ thuật có thể gây ra biến chứng

Nhổ răng số 7 bao nhiêu tiền?

Chi phí nhổ răng số 7 tại các nha khoa hiện nay thường dao động trong khoảng 500.000 – 3.000.000 VNĐ.

  • Nhổ răng số 7 thông thường: Chi phí thường dao động từ 500.000 – 1.000.000 VNĐ.
  • Nhổ răng số 7 phức tạp: Nếu răng số 7 bị gãy, mọc lệch hoặc có biến chứng, chi phí lên đến 1.500.000 – 2.000.000 VNĐ.
  • Nhổ răng số 7 bằng công nghệ hiện đại: Một số phòng khám nha khoa sử dụng công nghệ hiện đại như máy siêu âm hoặc laser để nhổ răng, chi phí có thể cao hơn, khoảng 2.000.000 – 3.000.000 VNĐ.

Thực tế chi phí nhổ răng thường phụ thuộc vào các yếu tố như: Tình trạng răng, vị trí răng, phương pháp nhổ và uy tín của phòng khám.

Nhổ răng số 7 bao lâu thì trồng lại được?

Thời gian trồng lại răng sau khi nhổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng lành thương, sức khỏe tổng thể của bệnh nhân, và loại răng giả được lựa chọn.

  • Tình trạng lành thương: Sau khi nhổ răng, quá trình lành thương diễn ra khác nhau ở từng người. Thông thường, vùng ổ máng răng cần khoảng 1 – 2 tuần để bắt đầu hình thành tổ chức mới. Quá trình này có thể kéo dài từ 3 – 6 tháng để xương hàm phục hồi hoàn toàn, đảm bảo đủ điều kiện để trồng răng giả.
  • Loại răng giả được sử dụng: Nếu bệnh nhân chọn cầu răng sứ hoặc hàm giả tháo lắp, thời gian chờ trồng răng có thể chỉ từ 1-2 tháng. Tuy nhiên, nếu quyết định sử dụng Implant thì thời gian này thường kéo dài từ 2 – 3 tháng hoặc lâu hơn.
  • Tình trạng sức khỏe tổng thể: Đối với những người lớn tuổi hoặc có các vấn đề về sức khỏe, quá trình lành thương và thời gian trồng lại răng có thể kéo dài hơn so với những người trẻ tuổi và khỏe mạnh.

ĐỪNG BỎ QUA: Nhổ Răng Khôn Hàm Trên Cần Thiết Không? Những Điều Nên Biết

Thời gian trồng răng sau khi nhổ phụ thuộc vào phương pháp phục hình
Thời gian trồng răng sau khi nhổ phụ thuộc vào phương pháp phục hình

Làm gì sau khi nhổ răng số 7?

Để đảm bảo vết thương nhanh chóng lành lại và giảm nguy cơ biến chứng, việc tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc sau khi nhổ răng số 7 là rất quan trọng:

  • Ngay sau khi răng cối lớn thứ hai, bác sĩ sẽ đặt một miếng bông gòn vào vị trí vừa nhổ răng. Bạn cần cắn chặt bông gòn trong khoảng 15 – 30 phút để giúp cầm máu. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy, thay bông gòn cũ bằng một miếng mới và tiếp tục cắn chặt.
  • Theo chỉ định của bác sĩ, bạn nên uống thuốc giảm đau để giảm cảm giác khó chịu. Đừng tự ý tăng liều hoặc thay đổi thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Trong 24 giờ đầu sau khi nhổ răng, nên chườm lạnh để giảm sưng và đau. Sử dụng một túi đá bọc trong vải sạch, áp lên vùng má gần vị trí nhổ răng trong khoảng 15 – 20 phút mỗi giờ. Sau 24 giờ, bạn có thể chuyển sang chườm ấm để giúp thư giãn cơ bắp và giảm sưng.
  • Những ngày đầu sau khi nhổ răng, nên ăn thức ăn mềm và dễ nuốt như cháo, súp, hoặc yogurt. Tránh ăn đồ ăn quá cứng, nóng, lạnh, cay hoặc có gas như nước ngọt.
  • Không nên tiêu thụ rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác, vì chúng có thể làm chậm quá trình lành vết thương, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Vệ sinh răng miệng đều đặn 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải có đầu lông mềm. Chải răng nhẹ nhàng, tránh tác động trực tiếp lên vị trí vừa nhổ răng.
  • Tránh khạc nhổ mạnh hoặc súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch nước súc miệng trong ít nhất 24 giờ đầu sau khi nhổ răng. 
Sau nhổ răng nên chườm lạnh để giảm sưng, đau
Sau nhổ răng nên chườm lạnh để giảm sưng, đau

Thắc mắc liên quan

Dưới đây là một số thắc mắc liên quan đến nhổ răng số 7: 

Nhổ răng số 7 có đau không?

Mặc dù cảm giác đau và chảy máu sau răng cối lớn thứ hai là điều không thể tránh khỏi, nhưng bạn không cần quá lo lắng. Trước khi tiến hành nhổ răng số 7, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ vùng để đảm bảo bạn sẽ không cảm thấy đau đớn.

Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bạn có thể cảm thấy hơi ê nhức tại vị trí nhổ răng. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể và cảm giác này thường sẽ giảm dần rồi  biến mất hoàn toàn trong vòng 2 – 3 ngày.

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ nha khoa, việc nhổ răng trở nên nhẹ nhàng và ít đau đớn hơn rất nhiều. Các kỹ thuật nhổ răng tiên tiến giúp giảm thiểu tổn thương mô xung quanh, từ đó giảm đau và rút ngắn thời gian lành thương.

XEM NGÀY: Các Trường Hợp Không Được Nhổ Răng Được Bác Sĩ Cảnh Báo

Nhổ răng số 7 có bị hóp má không?

Nhổ răng số 7 có thể dẫn đến tình trạng hóp má trong một số trường hợp, nhưng thường là tạm thời. Khi răng hàm lớn này bị mất, đặc biệt là nếu mất nhiều răng hoặc không được phục hồi kịp thời, xương hàm có thể tiêu hao dần, dẫn đến sự thay đổi hình dạng của má. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng các phương pháp phục hồi như cấy ghép hoặc cầu răng, tình trạng hóp má có thể được hạn chế hoặc khắc phục.

Nhổ răng số 7 bao lâu thì lành?

Sau khi nhổ răng, thời gian hồi phục ban đầu, tức là khoảng thời gian để cục máu đông hình thành và vết thương bắt đầu se lại, thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Trong vòng 1 đến 2 tuần tiếp theo, mô mềm xung quanh khu vực nhổ răng sẽ bắt đầu tái tạo và quá trình lành thương có thể mất từ 1 đến 2 tháng. 

Đây là thời gian trung bình để xương và mô mềm quanh vị trí răng nhổ hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn, tùy thuộc vào mức độ phức tạp của ca nhổ răng và tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Nhổ răng số 7 cần 1 - 2 tháng để lành thương
Nhổ răng số 7 cần 1 – 2 tháng để lành thương

Nhổ răng số 7 có mọc lại không?

Răng số 7 là một trong những răng vĩnh viễn được hình thành một lần duy nhất trong suốt cuộc đời. Các tế bào tạo răng trong xương hàm không thể phát triển thêm một chiếc răng mới khi răng số 7 bị mất. Vì thế nếu vì bất kỳ lý do gì, bao gồm sâu răng nặng, viêm nha chu, chấn thương, hoặc phải nhổ bỏ do điều trị nha khoa, răng số 7 sẽ không thể mọc lại một cách tự nhiên.

Nhổ răng số 7 thường được bác sĩ chỉ định trong một số trường hợp nhất định. Mặc dù có sự hỗ trợ của thuốc gây tê và công nghệ hiện đại, tuy nhiên quá trình tiểu phẫu có thể gây ra một số ảnh hưởng nếu bác sĩ thực hiện tay nghề kém và bệnh nhân chăm sóc không đúng cách. Vì thế bạn nên ưu tiên lựa chọn phòng khám uy tín, có bác sĩ giỏi, quy trình chuyên nghiệp, đồng thời tuân thủ chỉ định trước, trong và sau nhổ răng để đảm bảo an toàn. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

bé bị sún răng phải làm sao
Bé bị sún răng phải làm sao? Biện pháp xử lý nào tốt và an toàn cho bé?

Bé bị sún răng phải làm sao là nỗi lo lắng về sức khỏe răng miệng và tính thẩm mỹ cho con em của mình...

Trẻ 13 tháng chưa mọc răng
Trẻ 13 tháng chưa mọc răng nguyên nhân là do đâu? Cách khắc phục

Thông thường trẻ sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên trong giai đoạn từ 6 - 8 tháng tuổi. Vậy nếu trẻ 13 tháng tuổi...

Bị Nhiệt Miệng Nên Ăn Gì? Gợi Ý Thực Phẩm Tốt Nhất
Bị Nhiệt Miệng Nên Ăn Gì? Gợi Ý Thực Phẩm Tốt Nhất Từ Chuyên Gia

Khi bị nhiệt miệng, những vết loét nhỏ đau rát sẽ xuất hiện trong khoang miệng, khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu và...

Trẻ 10 thăng chưa mọc răng
Bé 10 tháng chưa mọc răng – Nguyên nhân và các xử lý hiệu quả

Bé 10 tháng chưa mọc răng đôi khi chỉ là do di truyền không gây ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, nếu sau 10 tháng, bé...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Messenger zalo