Điều Trị Tuỷ Răng Có Tác Dụng Gì? Quy Trình Và Lưu Ý Cần Biết

Tủy răng là một tổ chức liên kết, gồm dây thần kinh và mạch máu. Chính vì vậy, khi bệnh nhân mắc các bệnh lý có liên quan đến tủy thường xuyên cảm thấy đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Trong trường hợp này, chúng tôi khuyến cáo bạn nên điều trị tủy răng sớm, tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Tủy sống là gì? Thế nào là điều trị tủy răng?

Trước khi tìm hiểu điều trị tủy răng là gì, thực hiện như thế nào,… chúng tôi sẽ thông tin chi tiết đến cho bạn về tủy sống của răng, đồng thời giải thích tầm quan trọng của tủy đối với sức khỏe răng miệng nói riêng.

Tủy sống nằm trong lớp men răng và ngà răng, mỗi răng có từ 1-4 ống tủy
Tủy sống nằm trong lớp men răng và ngà răng, mỗi răng có từ 1-4 ống tủy

Phần tủy sống của răng được bảo vệ bởi hai lớp, tính lần lượt từ ngoài vào là lớp men răng và ngà răng. Mỗi một răng có thể chứa từ 1 đến 4 ống tủy, phụ thuộc vào vị trí của răng. Cụ thể, răng cửa sẽ có 1 ống tủy, răng cối nhỏ chứa 2 ống tủy, răng cối lớn sẽ có 3 – 4 ống.

Xét về hóa học, thành phần tủy răng có chứa 70% là nước và 30% là chất hữu cơ. Chức năng chính của tủy là dẫn truyền cảm giác, nuôi dưỡng toàn bộ các thành phần sống, tham gia vào quá trình sửa chữa ngà răng, duy trì sự sống của răng. Chính vì thế mà người ta thường ví phần tủy sống là trái tim của răng. Tủy răng mà chết thì chiếc răng đó cũng coi như đã chết và không còn chức năng gì nữa, việc cảm nhận các kích thích từ nhiệt độ hay các tác động từ bên ngoài cũng trở nên khó khăn hơn.

Quá trình chữa tủy răng là loại bỏ mô nhỏ ở chính giữa răng, sau đó làm sạch khoảng trống đó, tạo dáng cho răng và bít trám lại. Nói một cách dễ hiểu, điều trị tủy răng là loại bỏ đi những phần tủy sống đã bị hư hỏng, ngăn chặn tình trạng xâm nhập của vi khuẩn gây nhiễm trùng, đồng thời giúp cho răng được bảo tồn tối đa.

Tại sao phải điều trị tủy răng? Trường hợp cần điều trị tủy?

Trong trường hợp bệnh nhân bị mắc các bệnh lý liên quan đến tủy, nếu không điều trị kịp thời sẽ thường xuyên bị đau nhức, đau buốt lên tận óc, thậm chí rụng răng, viêm nhiễm sang các mô mềm bên cạnh. Nặng hơn nữa còn ảnh hưởng đến xương hàm hay các bộ phận khác của cơ thể như não, tim,…

Điều trị tủy để hạn chế đau nhức và các biến chứng có thể xảy ra sau này
Điều trị tủy để hạn chế đau nhức và các biến chứng có thể xảy ra sau này

Vậy trường hợp nào thì nên thực hiện điều trị tủy răng? Theo khuyến cáo từ phía chuyên gia, nếu bạn đang thuộc một trong số các trường hợp dưới đây, bạn nên tới các cơ sở nha khoa để thăm khám và điều trị sớm:

  • Trên hàm có những chiếc răng đã bị sứt mẻ hoặc vỡ mảng lớn đã bị lộ tủy, có thể là do tai nạn.
  • Răng bị sâu nghiêm trọng, xuất hiện lỗ sâu lớn và những cơn đau buốt khó chịu.
  • Răng bị nhạy cảm với các loại thực phẩm nóng hoặc lạnh trong một khoảng thời gian dài.
  • Xuất hiện tình trạng mủ trắng ở phía gần lợi, gần chân răng. Đi kèm với đó là tình trạng hôi miệng kéo dài không dứt.

Quy trình thực hiện dịch vụ điều trị tủy răng

Quy trình điều trị tủy răng là một dịch vụ nha khoa tương đối phức tạp, đòi hỏi tay nghề và chuyên môn của bác sĩ cao, chính xác trong từng thao tác. Hơn nữa, quy trình phải đạt chuẩn của Bộ Y tế, tránh gây những biến chứng phát sinh về lâu dài.

Quy trình thực hiện dịch vụ điều trị tủy răng cơ bản
Quy trình thực hiện dịch vụ điều trị tủy răng cơ bản

Một quá trình điều trị tủy răng đạt chuẩn bao gồm các bước như sau:

  • Bước 1 – Thăm khám tổng quát và chụp chiếu: Đối với bất kỳ dịch vụ nha khoa nào cũng vậy, trước khi tiến hành thực hiện, các nha sĩ sẽ cần chụp X-quang và khám tổng quát sức khỏe răng miệng. Mục đích của việc làm này để khẳng định bệnh nhân có đủ điều kiện để thực hiện dịch vụ. Nếu có các vấn đề bệnh lý về răng miệng khác, bệnh nhân cần điều trị trước.
  • Bước 2 – Gây tê cục bộ: Gây tê cục bộ cho bệnh nhân là bước quan trọng cần thực hiện tiếp theo. Thao tác này giúp bệnh nhân có tâm lý thoải mái và không cảm nhận thấy cơn đau trong quá trình thực hiện dịch vụ. Thuốc gây tê sẽ hết tác dụng sau khi việc điều trị tủy răng được hoàn thành, chính vì thế chúng sẽ không làm ảnh hưởng gì đến sinh hoạt của bệnh nhân.
  • Bước 3 – Đặt đế cao su vào chân răng: Đặt đế cao su để phân tách khu vực cần điều trị tủy răng với các khu vực khác, hạn chế gây lây nhiễm sang khu vực lân cận hoặc bị vi khuẩn tấn công. Không chỉ thế, đế cao su còn ngăn không cho nước bọt tràn vào khu vực điều trị tủy.
  • Bước 4 – Điều trị tủy răng: Khi thuốc gây tê cục bộ có tác dụng, bác sĩ sẽ điều trị tủy răng. Đầu tiên, nha sĩ cần rạch 1 đường trên bề mặt của răng đến ống tủy, lấy sạch vùng tủy hỏng ra ngoài. Sau khi đã loại bỏ sạch ống tủy hỏng, bác sĩ sẽ tạo hình lại.
  • Bước 5 – Trám bít: Sau khi tạo hình lại cho răng, bác sĩ sẽ dùng vật liệu chuyên dụng trám bít lại răng, phục hình lại như ban đầu để đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn cũng như tránh bị viêm tủy răng khác.

Điều trị tủy răng có đau không và chi phí dịch vụ?

Trên thực tế, điều trị tủy răng là phương pháp nha khoa giúp ngăn ngừa những cơn đau buốt dữ dội mỗi khi ăn uống. Với công nghệ tiên tiến như hiện nay, có sự hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại, việc điều trị tủy răng đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Chính vì vậy mà bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi thực hiện dịch vụ.

Với công nghệ và trang thiết bị hiện đại, việc chữa tủy sẽ không gây đau nhức lâu
Với công nghệ và trang thiết bị hiện đại, việc chữa tủy sẽ không gây đau nhức lâu

Bên cạnh đó, trong quá trình chữa tủy răng, các bác sĩ còn tiến hành gây tê cho bệnh nhân. Với hiệu quả của thuốc gây tê, bệnh nhân sẽ không cảm nhận thấy bất kỳ sự đau đớn nào. Kết thúc quá trình điều trị, khi thuốc gây tê bắt đầu hết tác dụng, bạn có thể sẽ cảm thấy đau nhức nhẹ. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, chống viêm và ê buốt để bạn sử dụng tại nhà.

Mặc dù vậy, việc chữa tủy răng có đau hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của bác sĩ. Nếu trình độ và kinh nghiệm của bác sĩ không đủ, trong quá trình xử lý chưa triệt để, tình trạng đau nhức sẽ diễn ra lâu dài. Thậm chí, bạn sẽ phải điều trị lại nhiều lần, mất nhiều công sức và tiền bạc. Chính vì vậy, bạn hãy tham khảo các trung tâm nha khoa uy tín để tiến hành dịch vụ.

Giá thành chữa tủy răng hiện nay không quá cao, chỉ rơi vào khoảng 250.000 VNĐ đến 1.000.000 VNĐ tùy vào từng loại răng, từng cơ sở. Mức giá này về cơ bản có thể đáp ứng được vấn đề tài chính ở mọi đối tượng.

Hướng dẫn chăm sóc sau khi điều trị tuỷ răng

Sau khi điều trị tủy răng, có một vài lưu ý cụ thể sau đây mà bạn nên nhớ:

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học, kiêng ăn các đồ ăn quá nóng, quá lạnh, thực phẩm cứng, dai. Bên cạnh đó, nên hạn chế việc dùng răng mới chữa tủy để cắn hoặc nhai mạnh, bởi răng sau khi lấy tủy thường dễ gãy và vỡ hơn.
  • Răng điều trị tủy xong sẽ đau nhức khoảng 2 đến 3 ngày sau đó. Nếu trường hợp các cơn đau kéo dài liên tục, rất có thể tủy răng hỏng chưa được làm sạch 100%. Lúc này, bạn nên trực tiếp quay lại các cơ sở nha khoa để được thăm khám cụ thể.
  • Sau khi điều trị tủy, bạn nên thực hiện thêm dịch vụ bọc răng sứ cho răng để bảo vệ răng trước tác động của môi trường bên trong khoang miệng.
  • Vệ sinh răng miệng đều đặn. Thực hiện đánh răng đúng cách 2 lần mỗi ngày, sử dụng bàn chải với đầu lông nhỏ và nên thay theo định kỳ. Bên cạnh đó, sau mỗi bữa ăn bạn nên súc miệng và dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám còn sót lại.
  • Thực hiện kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát từ 3 đến 6 tháng một lần, giúp phát hiện sớm những vấn đề phát sinh nếu có.
Hướng dẫn chăm sóc răng miệng tại nhà sau điều trị
Hướng dẫn chăm sóc răng miệng tại nhà sau điều trị

Trên đây là tất cả những thông tin có liên quan đến điều trị tủy răng. Mong rằng với những chia sẻ này của chúng tôi, bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về dịch vụ, từ đó rút ra được những kinh nghiệm để chăm sóc sức khỏe răng miệng một cách hợp lý.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nang răng và những thông tin quan trọng không nên bỏ lỡ
Nang răng và những thông tin quan trọng không nên bỏ lỡ

Nang răng là bệnh lý răng miệng khá nghiêm trọng liên quan đến nhiễm trùng chân răng. Đây là một dạng bệnh khó nhận biết...

răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh do đâu
Răng Bị Ê Buốt Khi Ăn Đồ Nóng Lạnh Do Đâu? Cách Xử Lý An Toàn

Răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh là tình trạng thường gặp của nhiều người do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc tìm...

Không nên cưỡng ép nhổ răng sớm 
Khi nào nhổ răng sữa cho bé? Lưu ý khi nhổ răng sữa đảm bảo an toàn

Răng sữa bắt đầu mọc khi bé được khoảng 6 tháng tuổi và đến khi bé được 30 tuổi thì cơ bản đã được hoàn...

Trẻ 12 Tháng Chưa Mọc Răng Nguyên Nhân Do Đâu? Mẹ Nên Làm Gì?
Trẻ 12 Tháng Chưa Mọc Răng Nguyên Nhân Do Đâu? Mẹ Nên Làm Gì?

Trẻ 12 tháng chưa mọc răng là một tình trạng khá phổ biến làm cho nhiều bố mẹ lo lắng. Vậy nguyên nhân của hiện...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Messenger zalo