Chảy Máu Chân Răng Khi Mang Thai: Nguyên Nhân, Cách Xử Lý
Chảy máu chân răng khi mang thai là tình trạng xảy ra ở hầu hết các bà bầu. Vậy đâu là nguyên nhân và làm cách nào để xử lý mà không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Mẹ bầu hãy cùng lắng nghe những lời khuyên đến từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe trong bài viết dưới đây để không bị hoang mang và biết cách xử lý khi gặp phải tình trạng này nhé.
3 nguyên nhân chính gây chảy máu chân răng khi mang thai
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho biết: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng khi mang thai, chủ yếu chia thành 3 nhóm chính.
Bà bầu chảy máu chân răng do những thay đổi bất thường của cơ thể
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều sự biến đổi đặc biệt là về nội tiết và các nguyên tố cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Chính những thay đổi này đã có tác động không nhỏ tới sức khỏe răng miệng và gây nên tình trạng chảy máu chân răng, cụ thể:
- Hormone nội tiết: Khi bước vào tháng thứ 2 của thai kỳ lượng hormone estrogen và progesterone tăng nhanh dẫn đến tình trạng tuần hoàn máu bị rối loạn đẩy máu về nướu răng và các chi nhiều hơn. Càng về các tháng sau lưu lượng máu càng tăng, bà bầu thường bị phù nề tay chân, chảy máu chân răng.
- Thiếu hụt canxi: Khi mang bầu, thai nhi sẽ hấp thụ canxi từ cơ thể mẹ, nếu cơ thể mẹ không có đủ canxi sẽ dẫn tới tình trạng thiếu hụt canxi khiến xương và răng trở nên xốp, dễ bị tổn thương. Do đó trong giai đoạn này bà bầu hay gặp phải các bệnh lý về răng miệng trong đó có tụt lợi và chảy máu chân răng.
Chảy máu chân răng ở bà bầu do bệnh lý
Một nguyên nhân phổ biến khác dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng khi mang thai đó là do các bệnh lý răng miệng, phổ biến nhất có thể kể đến:
- Viêm nướu lợi: Thường bắt đầu từ tháng thứ 2 của thai kỳ và có xu hướng nặng nhất vào tháng thứ 8, vì vậy trong giai đoạn này nếu chị em bị chảy máu chân răng thì rất có thể là do viêm nướu lợ.
- Viêm nha chu: Thể nặng hơn của viêm lợi, tần suất chảy máu chân răng có thể nhiều hơn so với người bị sâu răng, kèm theo đó là miệng có mùi hôi khó chịu.
- U nhú thai nghén: Một số mẹ bầu bị u nhú thai nghén (u mủ màu đỏ dưới nướu răng) và tháng thứ 3 của thai kỳ, khi u bị vỡ dẫn đến chân răng bị chảy máu hoặc viêm loét.
- Sâu răng hoặc mòn răng: Khi bầu phụ nữ có nguy cơ sâu và mòn răng cao hơn, tình trạng này kéo dài khiến nướu lợi bị tổn thương và dễ bị chảy máu ở chân răng hàm hoặc các khu vực khác khi có tác động nhẹ như xỉa răng, đánh răng.
Có bầu bị chảy máu chân răng do thói quen sinh hoạt
Một số trường hợp mẹ bầu bị chảy máu chân răng là do thói quen ăn uống, sinh hoạt thường ngày. Những tháng đầu thai kỳ bị nghén, người không ăn được gì, người thèm ăn ngọt, người thèm đồ chua. Axit và đường có trong đồ ăn theo đó tiếp xúc với bề mặt răng nhiều hơn gây nên tình trạng sâu răng, chảy máu chân răng.
Ngoài ra, khi mang thai vùng nướu răng nhạy cảm, nếu xỉa răng bằng tăm, đánh răng quá mạnh hoặc dùng bàn chải lông cứng cũng có thể khiến nướu bị tổn thương và chảy máu.
Có thai bị chảy máu chân răng có nguy hiểm không?
Rất nhiều mẹ bầu lo lắng không biết bị chảy máu chân răng khi mang thai có nguy hiểm và ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Câu hỏi này được các nha sĩ trả lời như sau: Hiện nay chưa có tài liệu nào chứng minh mẹ bị chảy máu chân răng sẽ ảnh hưởng tới thai nhi.
Tuy nhiên, bị chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan đến răng miệng, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người mẹ và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Đặc biệt là trong trường hợp chảy máu nướu răng khi mang thai là do bị viêm nha chu, xung quanh nướu răng xuất hiện những ổ mủ màu đỏ khiến mẹ bầu bị đau, khó ăn uống, khi ổ mủ vỡ có thể gây nhiễm trùng và phải điều trị bằng thuốc.
Nhiều chuyên gia nhận định, viêm nha chu, viêm lợi có thể khiến cơ thể người mẹ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, sức đề kháng kém dẫn tới tình trạng sinh non, thai nhi nhẹ cân hoặc tiền sản giật. Như vậy, khi mẹ bầu thấy mình bị chảy máu chân răng thì nên tới nha khoa thăm khám để điều trị kịp thời, đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.
Biện pháp xử lý chảy máu chân răng khi mang thai
Nếu tình trạng chảy máu chân răng kéo dài nhiều ngày, mẹ bầu nên đến ngay nha khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị dứt điểm, tránh các biến chứng về sau. Thông thường bị chảy máu chân răng khi mang thai có thể xử lý bằng một số biện pháp như sau:
- Sử dụng nước súc miệng loại dành riêng cho bà bầu, nước súc miệng giúp loại bỏ vi khuẩn đồng thời kháng viêm, cải thiện tình trạng viêm sưng nướu và chảy máu chân răng. Ngoài ra, bà bầu có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng cũng góp phần làm giảm đáng kể các triệu chứng.
- Trường hợp bị chảy máu chân răng do bệnh lý thì cần áp dụng các biện pháp điều trị nha khoa như lấy cao răng, điều trị tủy, ổ viêm để lại bỏ hết mảng bám – nơi trú ngụ của vi khuẩn. Sau đó bác sĩ sẽ chỉ đinh một số phương pháp điều trị phục hồi phù hợp như nhổ răng (trường hợp răng sâu bị vỡ hỏng), bọc răng, trám răng…
- Các trường hợp bị viêm nha chu nặng dẫn đến chảy máu chân răng cần phải có sự trợ giúp của một số loại thuốc kháng sinh dạng uống hoặc dạng gel bôi. Tùy vào giai đoạn thai kỳ bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp, bà bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc, dược phẩm nào khi chưa có sự cho phép của bác sĩ bởi các loại thuốc chữa bệnh răng miệng có thể gây ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.
Hướng dẫn bà bầu chăm sóc răng miệng phòng chảy máu chân răng
Giai đoạn mang bầu là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm và chị em sẽ có nguy cơ gặp phải các vấn đề về răng miệng cao hơn nhiều lần so với người bình thường. Vì vậy, chị em cần hết sức lưu ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống hàng ngày để có một thai kỳ khỏe mạnh, không xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng khi mang thai hay các bệnh lý nha khoa khác. Theo lời khuyên từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, phụ nữ mang thai nên:
- Chải răng bằng bàn chải lông mềm 2 lần/ngày, nên dùng kem đánh răng có chứa flour và không có vị ngọt.
- Sau khi ăn nên dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch mảng bám thức ăn trên răng, không nên dùng tăm xỉa vừa khiến nướu bị tổn thương, vừa làm thưa chân răng.
- Bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều canxi như tôm, cua, các loại hải sản, hạt quả hạch, trường hợp bị nghén không ăn được thì sử dụng viên uống chức năng bổ trợ.
- Nên ăn nhiều rau xanh, chất xơ có trong thực phẩm này giúp làm sạch mảng bám trên răng đồng thời cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu.
- Hạn chế sử dụng quá nhiều đồ ngọt, bánh kẹo, nước uống có ga… bởi đây chính là các tác nhân dẫn đến bệnh lý răng miệng.
- Không nên sử dụng đồ ăn cay nóng hoặc đồ quá lạnh, tránh xa thức uống có cồn và các chất kích thích.
- Mẹ bầu có thể tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia để sử dụng một số thực phẩm chức năng như vitamin tổng hợp, sắt để bổ sung dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Thường xuyên đi khám răng miệng để sớm phát hiện bất thường và kịp thời điều trị. Khi đi khám nha khoa nên thông báo cho bác sĩ bản thân đang trong giai đoạn nào của thai kỳ để có phương án phù hợp và an toàn cho con.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị sâu răng, viêm lợi, đặc biệt là thuốc kháng sinh.
Hi vọng những thông tin về chảy máu chân răng khi mang thai được chuyên gia chia sẻ trong bài viết này giúp mẹ bầu nắm được kiến thức quan trọng để sẵn sàng cho một thai kỳ khỏe mạnh. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vậy nên mẹ bầu hãy lưu ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay từ bây giờ để không phải đối mặt với tình trạng chảy máu chân răng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!