Cách Hết Nhiệt Miệng Trong 1 Đêm Với Nguyên Liệu Tự Nhiên

Nhiệt miệng, dù là vết loét nhỏ hay lớn, đều gây ra cảm giác đau rát khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống và giao tiếp. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm cách hết nhiệt miệng trong 1 đêm, đừng bỏ qua những mẹo đơn giản mà chúng tôi chia sẻ bên dưới đây dưới đây. Với những nguyên liệu dễ tìm ngay trong căn bếp, bạn có thể tạm biệt cơn đau và lấy lại sự thoải mái cho khoang miệng.

Những cách hết nhiệt miệng trong 1 đêm

Dưới đây là những cách hết nhiệt miệng hiệu quả nhất mà bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng:

Mật ong

Mật ong là phương pháp tự nhiên hiệu quả để trị nhiệt miệng nhờ nhiều công dụng hữu ích. Đặc tính kháng khuẩn của mật ong giúp ngăn chặn vi khuẩn và vi sinh vật gây nhiễm trùng tại vết loét. Các chất chống oxy hóa trong mật ong cũng sẽ giảm viêm và sưng tấy, đồng thời làm dịu cảm giác đau rát. Mật ong cũng tạo lớp bảo vệ, giữ ẩm cho vết loét và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, giúp vết thương lành nhanh hơn.

Cách thực hiện:

  • Mật ong nguyên chất (không qua xử lý hoặc thêm bất kỳ chất bảo quản nào).
  • Trước khi thoa mật ong lên vết loét, hãy đảm bảo rửa tay sạch sẽ để tránh nhiễm trùng.
  • Súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để làm sạch miệng và vết loét.
  • Sử dụng một cây tăm bông hoặc ngón tay sạch, thoa một lớp mỏng mật ong trực tiếp lên vết loét nhiệt miệng.
  • Để mật ong trên vết loét trong ít nhất 15-20 phút. Nếu có thể, để mật ong qua đêm để đạt hiệu quả tốt nhất.
Mật ong là nguyên liệu thiên nhiên giúp chữa nhiệt miệng
Mật ong là nguyên liệu thiên nhiên giúp chữa nhiệt miệng

Tỏi

Tỏi chứa allicin, một hợp chất có đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm mạnh, có thể giúp giảm đau và thúc đẩy quá trình lành vết loét do nhiệt miệng. Đây là một trong những cách hết nhiệt miệng tại nhà hiệu quả, được rất nhiều người áp dụng, cách thực hiện như sau:

  • Cách 1 – Xoa trực tiếp: Bóc vỏ một tép tỏi tươi, sau đó cắt đôi. Nhẹ nhàng chà xát phần tép tỏi lên vết nhiệt miệng trong khoảng 1-2 phút rồi súc miệng lại bằng nước sạch.
  • Cách 2 – Ngậm tỏi: Bóc vỏ một tép tỏi tươi và cắt lát mỏng. Đặt một lát tỏi lên vết nhiệt miệng và ngậm trong khoảng 5-10 phút. Sau đó, nhổ bỏ lát tỏi và súc miệng lại bằng nước sạch.

Dầu dừa

Dầu dừa có tính kháng khuẩn và kháng viêm tự nhiên, có thể giúp giảm đau, kháng khuẩn. Dưỡng chất trong dầu dừa có khả năng cung cấp độ ẩm tự nhiên, giúp làm mềm và dịu vết loét, đồng thời tạo lớp màng bảo vệ ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Bạn có thể ứng dụng trong việc điều trị loét miệng như sau:

  • Cách 1: Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng bằng nước muối ấm, sau đó lấy một lượng nhỏ dầu dừa nguyên chất thoa lên vết nhiệt miệng. Bạn hãy dùng tăm bông hoặc ngón tay sạch để tinh chất có thể thấm đều. Để dầu dừa lưu lại trên vết loét càng lâu càng tốt và lặp lại 2-3 lần mỗi ngày.
  • Cách 2: Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng bằng nước muối ấm, sau đó ngậm một thìa dầu dừa nguyên chất trong miệng và súc miệng nhẹ nhàng trong khoảng 30 giây.. Lặp lại 2-3 lần mỗi ngày.

Nha đam 

Nha đam, còn được gọi là lô hội, có đặc tính kháng khuẩn và làm dịu, rất hữu ích trong việc điều trị nhiệt miệng. Nha đam chứa các vitamin, khoáng chất và axit amin cần thiết cho quá trình tái tạo tế bào và làm lành vết thương. Nhờ đó có thể giúp vết loét mau lành và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

  • Chọn lá nha đam mập, không bị dập nát hoặc có dấu hiệu sâu bệnh.
  • Đem lá đi rửa thật sạch để loại bỏ bụi bẩn bám trên lá.
  • Dùng dao gọt bỏ phần vỏ xanh bên ngoài của lá nha đam, chỉ lấy phần gel trong suốt bên trong.
  • Rửa lại phần gel nha đam một lần nữa để loại bỏ hết nhựa vàng có thể gây kích ứng.
  • Cắt một miếng gel nha đam nhỏ, đắp trực tiếp lên vết nhiệt miệng. Giữ trong vài phút rồi nhả ra.
  • Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nha đam làm nước súc miệng. Trộn gel nha đam với một ít nước ấm. Dùng hỗn hợp này để súc miệng trong khoảng 30 giây, sau đó nhổ ra.
Nha đam chứa các vitamin, khoáng chất và axit amin
Nha đam chứa các vitamin, khoáng chất và axit amin

Sử dụng bã chè khô

Bã chè khô chứa nhiều tanin có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn, giúp làm dịu và hỗ trợ quá trình lành vết loét miệng. Để tận dụng bã chè khô trong việc trị nhiệt miệng, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Sau khi sử dụng túi lọc chè, giữ lại phần bã chè khô từ túi lọc.
  • Trước khi áp dụng bã chè khô, đảm bảo miệng của bạn đã được làm sạch bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng không chứa cồn.
  • Bạn có thể lấy một chút bã lá chè và đặt lên vết loét, thực hiện một cách nhẹ nhàng và cẩn thận để không làm tổn thương vùng bị đau.
  • Để bã chè trên vết loét trong khoảng 5 – 10 phút giúp các chất trong bã chè thẩm thấu vào vết thương.
  • Thực hiện quy trình này 3 – 4 lần mỗi ngày, tùy thuộc vào mức độ đau và sưng của vết loét.

Nước muối sinh lý 

Nước muối sinh lý là một phương pháp hiệu quả để làm dịu và làm sạch miệng, đồng thời có khả năng kháng khuẩn và giảm viêm. Việc sử dụng nước muối sinh lý giúp làm giảm cảm giác đau rát, viêm nhiễm và giữ cho miệng luôn sạch sẽ.

  • Chuẩn bị khoảng 5g muối tinh. Hòa muối vào 230ml nước ấm, khuấy đều cho đến khi muối tan hoàn toàn.
  • Bạn hãy súc miệng với dung dịch nước muối trong khoảng 30 giây.
  • Đảm bảo dung dịch nước muối lan tỏa đều trong miệng, bao phủ các khu vực có vết loét hoặc tổn thương.
  • Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên thực hiện súc miệng trong khoảng 2-3 lần mỗi ngày để giúp khoang miệng luôn trong trạng thái sạch sẽ, giảm viêm nhiễm.

Rau ngót

Đây là loại rau không còn xa lạ trong bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam, đồng thời cũng là một phương thuốc dân gian hữu hiệu trong việc điều trị nhiệt miệng. Dưới đây là một số cách chữa nhiệt miệng bằng rau ngót:

  • Cách 1 – Súc miệng: Chuẩn bị 100g rau ngót tươi, rửa sạch rồi giã nát. Lọc lấy nước cốt và có thể pha thêm chút mật ong để dễ uống hơn. Súc miệng với nước rau ngót này 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 10-15 phút.
  • Cách 2 – Bôi trực tiếp lên vết nhiệt: Rửa sạch 100g rau ngót tươi rồi xay nhuyễn hoặc giã nát để lấy nước cốt. Pha thêm 1 thìa mật ong vào nước cốt rau ngót, khuấy đều. Dùng tăm bông chấm hỗn hợp này lên vết nhiệt miệng 2-3 lần mỗi ngày.
Rau ngót là một phương thuốc dân gian hữu hiệu
Rau ngót là một phương thuốc dân gian hữu hiệu

Bột sắn dây

Với những ai đang tìm kiếm cách hết nhiệt miệng ngay lập tức thì không thể bỏ qua bột sắn dây. Đây là loại bột có tác dụng làm mát, giảm viêm và hỗ trợ quá trình lành vết loét miệng. Khi mua bột sắn dây, hãy chọn loại nguyên chất, nguồn gốc rõ ràng, cách sử dụng như sau:

  • Hòa tan 1 thìa cà phê bột sắn dây vào khoảng 50ml nước ấm. Bạn có thể điều chỉnh lượng bột tùy theo khẩu vị và độ đặc của dung dịch.
  • Khuấy đều cho đến khi bột sắn dây hoà quyện hoàn toàn trong nước và không còn cặn.
  • Uống dung dịch sắn dây này mỗi ngày, có thể chia thành 2-3 lần trong ngày.
  • Tiếp tục uống bột sắn dây hàng ngày trong khoảng 1 tuần hoặc cho đến khi triệu chứng nhiệt miệng thuyên giảm.

Sữa chua

Sữa chua được xem là một phương pháp hỗ trợ điều trị nhiệt miệng hiệu quả.Nhiệt miệng đôi khi xuất hiện do sự mất cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột. Sữa chua chứa các lợi khuẩn probiotic như lactobacillus, giúp cân bằng lại hệ vi sinh, từ đó giảm nguy cơ và hỗ trợ điều trị nhiệt miệng. Thực phẩm này có tính mát, giúp làm dịu cảm giác nóng rát và khó chịu do nhiệt miệng gây ra. Ngoài ra, sữa chua còn chứa vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin B, giúp tăng cường sức đề kháng và thúc đẩy quá trình lành vết thương.

Cách sử dụng:

  • Ăn trực tiếp: Ăn 1-2 hộp sữa chua mỗi ngày, tốt nhất là sau bữa ăn.
  • Đắp trực tiếp: Thoa một lớp sữa chua mỏng lên vùng nhiệt miệng, để khoảng 15-20 phút rồi súc miệng sạch.
  • Kết hợp với mật ong: Trộn đều sữa chua với mật ong theo tỷ lệ 1:1 rồi thoa lên vùng nhiệt miệng. Mật ong có tính kháng khuẩn, giúp làm sạch vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Kết hợp baking soda và muối

Baking soda là một nguyên liệu được sử dụng để làm bánh, tẩy trắng răng nhưng ít ai biết rằng nó còn có thể giúp chữa nhiệt miệng hiệu quả nhờ đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm. Dưới đây là một số mẹo chữa nhiệt miệng bằng baking soda:

  • Cách 1 – Súc miệng: Hòa tan một thìa cà phê baking soda vào nửa cốc nước ấm. Súc miệng trong 30-60 giây, sau đó nhổ ra.
  • Cách 2 – Đắp trực tiếp lên vết loét: Trộn baking soda với một ít nước để tạo thành hỗn hợp sệt. Dùng tăm bông chấm hỗn hợp lên vết loét, để yên trong vài phút rồi súc miệng sạch.
  • Cách 3 – Kết hợp baking soda và muối: Trộn một thìa cà phê baking soda với một thìa cà phê muối, hòa tan trong 100ml nước. Dùng tăm bông chấm hỗn hợp lên vết loét hoặc súc miệng.
Baking soda và muối, nguyên liệu chữa nhiệt miệng
Baking soda và muối, nguyên liệu chữa nhiệt miệng

Làm sao để phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả?

Để phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt để cung cấp đủ vitamin B, C, kẽm, sắt… giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa nhiệt miệng tốt nhất.
  • Uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày để giữ ẩm cho cơ thể và niêm mạc miệng, giảm nguy cơ khô miệng và nhiệt miệng.
  • Các loại thực phẩm này có thể kích thích niêm mạc miệng, gây tổn thương và tạo điều kiện cho nhiệt miệng phát triển.
  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần 2 phút, sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng phù hợp.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm sau khi ăn và trước khi đi ngủ giúp làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa vi khuẩn gây nhiệt miệng.
  • Nước súc miệng có cồn có thể gây khô miệng và làm tình trạng nhiệt miệng trở nên trầm trọng hơn.
  • Stress có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, trong đó có nhiệt miệng. Tập yoga, thiền, nghe nhạc… giúp giảm căng thẳng hiệu quả.
  • Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi, tăng cường sức đề kháng.
  • Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề răng miệng, ngăn ngừa nhiệt miệng.

Bài viết trên đây đã tổng hợp cho bạn đọc những cách hết nhiệt miệng trong 1 đêm hiệu quả, an toàn nhất. Bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng để giảm bớt triệu chứng khó chịu. Đây là những nguyên liệu thiên nhiên nên có thể giúp bạn tiết kiệm một khoản chi phí cũng như không gây tác dụng phụ. Chúc bạn thực hiện thành công!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

bé 8 tháng chưa mọc răng có sao không
Bé 8 tháng chưa mọc răng có sao không và nên làm gì?

Bé 8 tháng chưa mọc răng có sao không là nỗi trăn trở của rất nhiều bậc phụ huynh. Liệu bé mọc răng muộn có...

Top 5 Bài Thuốc Đông Y Trị Nhiệt Miệng Hiệu Quả Nhất
Top 5 Bài Thuốc Đông Y Trị Nhiệt Miệng Hiệu Quả Nhất

Thuốc Đông y trị nhiệt miệng được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn nhờ tính hiệu quả, lành tính và an toàn. Bên cạnh...

Vitamin PP Chữa Nhiệt Miệng Có Hiệu Quả Hay Không?
Vitamin PP Chữa Nhiệt Miệng Có Hiệu Quả Hay Không?

Nhiệt miệng là một bệnh lý phổ biến trong cộng đồng và trở thành mối lo ngại của rất nhiều người. Hiện nay, việc sử...

Thuốc Detoxant có thực sự tốt không, giá bán như thế nào?
Thuốc Detoxant Có Thực Sự Tốt Không, Giá Bán Như Thế Nào?

Thuốc Detoxant được biết đến với công dụng tiêu diệt các loại ký sinh trùng, cải thiện hệ tiêu hóa. Đồng thời còn hỗ trợ...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Messenger zalo